Cơ bản nhất trí với các phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tỉnh Hà Tĩnh đã xác định trong năm 2025, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh tập trung cao nhất, quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh.
Hà Tĩnh là địa phương có những cách làm sáng tạo và đạt nhiều kết quả quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Thời gian tới, tỉnh xác định nông thôn mới là cơ sở, nền tảng để những trụ cột khác của nền kinh tế địa phương phát triển bền vững. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi với đồng chí HOÀNG TRUNG DŨNG, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu QH tỉnh Hà Tĩnh về chủ đề này.
Mặc dù UBND huyện Thạch Hà phân bổ nguồn ngân sách để địa phương thanh toán công nợ tồn dư trong quá trình xây dựng NTM nhưng Chủ tịch UBND xã Thạch Lạc (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn cố tình tìm đủ mọi lý do để từ chối thanh toán công nợ cho người dân. Khiến họ lâm vào cảnh lao đao vì nợ nần, bỏ tiền của, công sức ra giúp xã Thạch Lạc về đích Nông thôn mới nhưng không được thanh toán theo cam kết.
Trải qua bao khó khăn, Hà Tĩnh đã bước sang thời kì mới, thời kì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn cho thấy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân là 1 trong những yếu tố để làm nên thắng lợi.
Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội nghị toàn quốc triển khai xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu tổ chức tại TP Hà Tĩnh sáng 15/4, với sự tham gia của hơn 500 đại biểu cả nước.
Vừa qua báo Dân trí nhận được thông tin phản ánh của nhiều hộ dân tại các xóm của xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) về việc những người cao tuổi, bệnh tật, hưởng chế độ bảo trợ vẫn phải “nai lưng” đóng tiền quỹ xóm để xây dựng chương trình Nông thôn mới.
Xây dựng NTM bằng nội lực, bằng tinh thần đoàn kết của nhân dân, đến nay xã nghèo Cẩm Yên, huyện Cẩm Xuyên đã đạt được những thành quả tích cực, đóng góp vào phong trào xây dựng NTM ở tỉnh Hà Tĩnh.
Với mục đích phát triển kinh tế, bảo tồn nguồn gen tự nhiên, ông Trương Tiến Lương (thôn Liên Hải, xã Thạch Hải, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đưa giống lợn rừng về miền biển khắc nghiệt để chăn nuôi. Chỉ trong một thời gian ngắn, đàn lợn phát triển gấp bội, hứa hẹn mang lại nhiều quả ngọt cho những nỗ lực của ông.
Mặc dù chưa có văn bản nào cho phép khai thác đất nhưng trên địa bàn xã Đức Lạc, huyện Đức Thọ,Hà Tĩnh đang diễn ra tình trạng khai thác đất một cách rầm rộ, gây thất thoát tài nguyên môi trường.
Thực hiện cuộc vận động chung tay xây dựng nông thôn mới, thời gian qua Công an huyện Can Lộc đã tích cực tham gia, hỗ trợ các xã trên địa bàn xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là 04 xã đăng ký về đích Nông thôn mới năm 2017, trong đó có xã Thượng Lộc – là xã Công an huyện nhận đỡ đầu, giúp đỡ xây dựng nông thôn mới..
Vừa qua, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã tổ chức tổng kết phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2016, phát động thi đua “Toàn huyện chung sức xây dựng NTM, đô thị văn minh” giai đoạn 2016 – 2020.
Kiểm tra, chỉ đạo công tác xây dựng nông thôn mới tại huyện Lộc Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn tiếp tục tái khẳng định: Xây dựng nông thôn mới chính là để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Kỳ Lâm là một xã miền núi khó khăn của huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) thấp cho nên xã rất cần sự đầu tư hơn nữa của các ngành các cấp để hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM.
Là một trong những xã của thị xã Kỳ Anh được chọn đến năm 2017 “cán đích” Xây dựng nông thôn mới (XD NTM), chính vì vậy toàn Đảng, toàn dân Kỳ Hoa đang nô nức hoàn thành các chương trình mục tiêu đề ra.
Đó là những cảm nhận của người dân các vùng nông thôn tỉnh Hà Tĩnh khi đánh giá về lợi ích, hiệu quả thiết thực sau 6 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM.
Kỳ Hưng, một vùng đất nghèo ở thị xã Kỳ Anh ít ai biết đến nhưng bây giờ mọi thứ đang đổi thay bởi phong trào xây dựng nông thôn mới được người dân hồ hởi tham gia.
Thời gian qua, xã Thuần Thiện (Can Lộc – Hà Tĩnh) đã không ngừng nỗ lực vươn lên, vừa tranh thủ sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, vừa huy động sức dân tham gia hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, từng bước tạo ra sự chuyển biến rõ nét cho bộ mặt nông thôn.
Chiều 9/6, Văn phòng điều phối chương trình MTQG xây dựng NTM của tỉnh đã tổ chức lấy ý kiến góp ý và thẩm định Đề án huyện đạt chuẩn NTM của huyện Can Lộc. Dự buổi làm việc có đại diện một số Sở, ngành liên quan.
Vui mừng trước những thành tích xã nhà đã nỗ lực đạt được, chia sẻ với Phóng viên Ông Nguyễn Anh Ngọc – Chủ tịch UBND xã cho biết: Trong những năm qua cũng như những tháng đầu năm 2016 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Kỳ Sơn đã đoàn kết, nỗ lực và sáng tạo trong lao động sản xuất, khai thác tiềm năng, thế mạnh của mình tạo những bước phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực Nông nghiệp chuyên sâu, Thương mại – Dịch vụ v.v. tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Cụ thể riêng trong năm 2015 tổng thu nhập toàn xã đạt gần 170 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm mạnh so với đầu năm. Xuất phát điểm là xã thuần nông nên bên cạnh đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng thương mại – dịch vụ thì nông nghiệp vẫn là ngành trọng tâm được chính quyền xã quan tâm chỉ đạo theo hướng sản xuất chuyên sâu. Với mục tiêu thâm canh tăng năng suất trên cùng một đơn vị diện tích, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất .v.v do vậy mà năng suất các loại cây như: Lúa, Lạc, Sắn .v.v luôn đạt cao. Tổng sản lượng thóc năm 2015 đạt gần 620 tấn, Lạc 320 tấn, Sắn 9.198 tấn .v.v Tổng lương thực có hạt đạt gần 760 tấn, tổng giá trị về trồng trọt trong năm đạt 33.318 triệu đồng. Chính quyền xã cũng chỉ đạo nhân dân tập trung phát triển lĩnh vực chăn nuôi, với các mô hình trang tại, gia trại v.v ngày một nhiều, ngoài đàn trâu, bò, lợn ngày một phát triển tăng đàn mạnh thì xã nhà củng đã mạnh dạn đem vào nuôi các loại cây, con mới và bước đầu cho phát huy hiệu quả kinh tế cao như: đàn Dê, Hươu sao, đàn gia cầm, cây Bưởi Diễn, cây Cam Chanh .v.v Đồng thời thường xuyên liên kết với các đơn vị để tổ chức các lớp tập huấn về sản xuất kinh doanh cho người dân trên địa bàn. Trồng rừng nguyên liệu củng là mũi nhọn trọng tâm trong phát triển kinh tế nâng cao thu nhập người dân nên luôn được cấp ủy chính quyền quan tâm chỉ đạo. Diện tích cây Keo lai (Tràm) ngày một mở rộng trên diện tích đất hoang hóa, bạc màu, năm 2015 đã thu hoạch hơn 3.500 tấn gỗ nguyên liệu đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
Đức Lạng là một xã miền núi của huyện Đức Thọ – Hà Tĩnh, vừa tiếp giáp với đồng bằng lại vừa tiếp giáp với vùng đồi núi thấp, cách trung tâm huyện lỵ khoảng 14 km. Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn trên địa bàn xã Đức Lạng đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Kinh tế – xã hội phát triển toàn diện; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện; các công trình được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả…
Nông thôn mới như một làn gió mát đến với người dân Hà Tĩnh, thật nhẹ nhàng nhưng vô cùng quyết liệt, người người hòa chung vào guồng quay đó tạo nên một sức bật, sức bứt phá lớn. Trong công cuộc chung vì nhiệm vụ chính trị lớn lao đấy, mỗi cơ quan đơn vị sự nghiệp cùng chung tay xây dưng nông thôn mới. Với bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh cũng vậy, chung tay xây dựng Nông thôn mới được lan tỏa đến với mỗi người cán bộ chiến sĩ.
Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh có 3-4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), Hà Tĩnh đang tiên phong xây dựng bộ tiêu chí huyện NTM và thử nghiệm mô hình du lịch NTM.
Với sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân nên kinh tế – xã hội và chương trình xây dựng nông thôn mới ở xã Đức Thịnh (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) có nhiều chuyển biến tích cực. Kinh tế tiếp tục duy trì và phát triển, các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh, quốc phòng được giữ vững, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao.
Để xây dựng thành công xã nông thôn mới, Thạch Bình đã chú trọng đến phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Trong đó, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng năng suất, chất lượng và hiệu quả, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập, xóa nghèo bền vững. Năm 2015 thu nhập bình quân đầu người của xã là 28,6 triệu/người/năm tăng 16% so với năm 2014. Việc xây dựng mô hình kinh tế được thực hiện có hiệu quả. Đến nay, Thạch Bình có 3 mô hình lớn, 5 mô hình vừa và 19 mô hình nhỏ, đang tiếp tục vận động nhân dân xây dựng và nhân rộng mô hình, phát triển ngành, nghề nâng cao thu nhập. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 là 27/712 hộ chiếm 3,8%.
Sau 5 năm thực hiện, đến nay xã Thạch Ngọc (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) đã hoàn thành 10/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu về đích trong năm 2018, những ngày này cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã đang nỗ lực cùng nhau dồn sức hoàn thành các tiêu chí còn lại.
Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều đổi thay. Đến nay, xã đã hoàn thành 8/19 tiêu chí nông thôn mới, tuy nhiên xã vẫn còn một số khó khăn, thách thức cần tập trung tháo gỡ trong thời gian tới đây.