5 di tích được UBND tỉnh Hà Tĩnh công nhận di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số 1761/QĐ -UBND, ngày 20/6/2012 và Quyết định số 360/QĐ- UBND ngày 29/1/2013.
Nhà thờ họ La là di tích thờ tự nhân thần La Thế Nghiệp, La Văn Thục và danh nhân La Văn Vỹ, những người đã có công lao đóng góp đối với vùng đất Nghệ An- Hà Tĩnh trong tiến trình lịch sử phát triển của dân tộc. Qua các tài liệu còn lưu giữ như các sắc phong, gia phả họ La Văn và sách “Minh đạo gia huấn” chúng được hiểu thêm về thân thế và sự nghiệp của các danh nhân họ La như: La Văn Vỹ từng đảm nhiệm chức Huyện thừa huyện Trung Sơn, làm Tiến công Thứ lang, được vua Lê Hiển Tông ban tặng tước Nam; đến triều Tây Sơn ông được vua Cảnh Thịnh phong chức Binh khoa Đô cấp sự trung ( Trật chánh Thất phẩm), hàm Triều liệt Đại phu ( hàm của phẩm tòng Tứ phẩm), tước phong Tự Đức tử ( công thần phong tước Tử có phẩm hàm ngang với tòng Nhất phẩm). La Văn Thục được bổ làm chức Hồng Lô tự Tự ban (có phẩm hàm chánh Cửu phẩm), đến đời vua Khải Định (1916 – 1925) được tấn phong làm Dực Bảo Trung Hưng và được triều đình nhà Nguyễn ban nhiều sắc phong và là vị thần linh thiêng nhất xã Bạt Trạc xưa, Vĩnh Lộc ngày nay. Di tích Đền Nhị Nguyễn Đại Vương, Nhà thờ Bùi Văn Sưu, Bùi Văn Cầu là nơi thờ tự 2 vị thần của dòng họ Nguyễn thế kỷ thứ 15 là đức ông hiển cả Nguyễn Đình Huy, đức ông hiển hai là Nguyễn Đình Diệu, 2 anh em nhà họ Nguyễn đã có công lớn trong việc chống giặc Chiêm Thành và sau đó được giao nhiệm vụ giữ trấn ải, làm quan nơi biên giới và 2 vị thần linh của dòng họ Bùi văn võ song toàn đã có công lớn trong việc giúp triều đình Lê – Trịnh giữ nước và mở mang bờ cỏi được các nhà vua tặng nhiều sắc phong và được phong là thành hoàng làng. Để tưởng nhớ công ơn của 4 vị thần dòng họ Nguyễn và Bùi con cháu và nhân dân địa phương đã lập đền thờ các danh nhân, vào ngày lễ chạp hàng tháng người dân về thắp hương lễ đền rất động, trở thành nét văn hóa tâm linh của nhân dân xã Thuần Thiện. Nhà thương Lam Kiều và Địa đạo Phương Sơn, 2 địa chỉ đỏ đã đi vào lịch sử của dân tộc trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ cứu nước và đã để lại ấn tượng cao đẹp trong lòng của những cán bộ, chiến sỹ đã từng được đến mảnh đất này. Bệnh viện Lam Kiều hay Nhà thương Lam Kiều là địa điểm lịch sử ghi lại sự kiện về quá trình hình thành bệnh viện kháng chiến Lam Kiều và những đóng góp to lớn của tập thể cán bộ, y, bác sỹ bệnh viện trong việc cứu chữa và điều trị cho các thương bệnh binh và nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trong kháng chiến chống Mỹ, Địa đạo Phương Sơn là di tích minh chứng cho những cống hiến khắc phục khó khăn của cán bộ, nhân dân 2 xã Trường Lộc và Song Lộc trong việc xây dựng công trình trú ẩn và làm việc của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh. Bà con nhân dân xã Trường Lộc không tiếc máu xương, che chở, cưu mang, đùm bọc, đốt cả nhà để bảo vệ Đảng, nhiều gia đình chịu nhiều sự tra tấn dã man của kẻ thù nhưng một lòng vẫn kiên trung với Đảng với cách mạng. Nhân dân xã Trường Lộc vừa sản xuất giỏi vừa chiến đấu giỏi “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” cùng cả nước tiến hành kháng chiến, đi lên CNXH và được Đảng Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Sau đây là chùm ảnh tại lễ đón nhận di tích lịch sử văn hóa tại các xã:
Chương trình văn nghệ chào mừng đón nhân di tích LSVH tại xã Vĩnh LộcChương trình văn nghệ chào mừng đón nhận bằng di tích LSVH tại xã Thuần ThiệnChương trình văn nghệ chào mừng đón nhận bằng di tích LSVH tại xã Trường LộcĐ/c Trần Quý – Chủ nhiệm UBKT Đảng trao bằng cho dòng họ La xã Vĩnh LộcĐ/c Đặng Trần Phong- Phó Chủ tịch UBND huyện trao bằng cho họ Nguyễn, họ Bùi xã huần ThiệnĐ/c Võ Thúc Đồng – Phó Bí thư Huyên ủy trao bằng tại xã Trường LộcĐ/c Đặng Trần Phong – Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu tại lễ đón nhận 2 di tích xã Trường LộcĐông đảo bà con nhân dân tham dự lễRước bằng tại xã Vĩnh LộcRước bằng tại xã Thuần ThiệnLễ rước bằng tại xã Thuần ThiệnDâng hương tại Đền Nhị Nguyễn Đại Vương xã Thuần ThiệnRước bằng về Đền tại xã Thuần Thiện
Quang Đạt – Thu Hà
Can Lộc