Video: Phóng sự Mộc bản Trường Lưu

Mộc bản trường học Phúc Giang với tên gọi Mộc bản Trường Lưu là bộ ván khắc chữ Hán ngược dùng để in sách phục vụ cho việc dạy và học của dòng họ Nguyễn Huy Tự. Loại “sách” độc đáo này được hình thành từ giữa thế kỷ thứ XVIII đến đầu thế kỷ XX tại làng Trường Lưu, xã Lai Thạch, huyện Thiên Lộc (nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc).

Tạo phiên bản Mộc bản trường Phúc Giang để bán cho du khách

Hà Tĩnh vốn nổi tiếng là miền đất có truyền thống hiếu học. Sự kiện UNESCO công nhận Mộc bản trường học Phúc Giang là di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã thêm một lần nữa minh chứng cho truyền thống hiếu học của người dân Hà Tĩnh. Mộc bản trường học Phúc Giang là nơi hội tụ tinh hoa bác học đỉnh cao của dòng họ khoa bảng Nguyễn Huy.

Người góp phần làm lan tỏa giá trị Mộc bản Trường Lưu

Mộc bản trường học Phúc Giang vừa được công nhận là Di sản Tư liệu ký ức Thế giới. Một trong những người có công lớn trong việc giới thiệu với đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế về nét độc đáo của Mộc bản trường học Phúc Giang thư viện là Giáo sư- viện sĩ Nguyễn Huy Mỹ, hậu duệ đời thứ 16 của dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu.

Mộc bản Trường lưu (Can Lộc) vừa được UNESCO vinh danh thế giới

Chiều 19/5, trong Hội nghị lần thứ 7 của MOWCAP (Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thuộc UNESCO) tại Huế, 2 hồ sơ đề cử danh hiệu Di sản Tư liệu Thế giới của VN đã chính thức được công nhận. Đó là Di sản “Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế” và “Mộc bản Trường Phúc Giang” (Hà Tĩnh).

Mộc bản Trường Lưu: Di sản và ký ức của một dòng họ văn hiến

Hiện nay, toàn bộ mộc bản Trường Lưu có 394 bản hiện đang được lưu giữ, bảo quản tại nhà thờ Nguyễn Huy Tự ở xã Trường Lưu và Bảo tàng Hà Tĩnh. Công tác lập hồ sơ “Mộc bản Trường Lưu” đề nghị UNESCO công nhận là di sản Di sản tư liệu Chương trình Ký ức thế giới đã cơ bản được hoàn thành.

Bảo tồn và phát huy giá trị của mộc bản Trường Lưu

Thuở còn là học sinh cấp 1 (tiểu học) vào những năm 60 của thế kỷ trước, trong lớp tôi có nhiều bạn rất khéo tay. Các bạn thường lấy cuống bí đỏ, những mảnh gỗ thị khắc tên, khắc hình các con vật đóng vào sách vở. Lúc đó tôi chưa biết rằng, đó là những mẩu vụn còn sót lại của lịch sử một vùng quê có nghề khắc ván in sách…

Nghiên cứu, bảo tồn mộc bản Trường Lưu tỉnh Hà Tĩnh

Chiều 12-4, ông Đỗ Khoa Văn, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh cho biết, Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành cấp tỉnh đã nhất trí tuyển chọn đề tài, giao nhiệm vụ “Nghiên cứu, bảo tồn mộc bản Trường Lưu tỉnh Hà Tĩnh” cho Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh là cơ quan chủ trì, GS-TSKH Nguyễn Huy Mỹ làm chủ nhiệm đề tài. Thời gian nghiên cứu từ năm 2014 – 2015.

Làng bát cảnh Trường Lưu (Can Lộc)

Hoa tiên truyện, Nguyễn Huy Hổ (tác giả Mai Đình mộng ký), Nguyễn Huy Quê hương các nhà thõ Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự (tác giả Hào, Nguyễn Huy Vinh… những tác giả lớn của Văn phái Hồng Sơn. Làng bát cảnh với thư viện, xưởng in sách và chế độ học điền có cách nay năm thế kỷ.

TOP