Chiêm ngưỡng những tài liệu quý về Truyện Kiều, Nguyễn Du

Hơn 1.000 tác phẩm, tư liệu, hiện vật quý thuộc di sản văn chương Nguyễn Du và Truyện Kiều đang được trưng bày, triển lãm tại quê hương Đại thi hào Nguyễn Du – danh nhân văn hóa thế giới, thu hút đông học giả, du khách và người dân đến xem.

Truyện Kiều của Nguyễn Du – Giá trị vượt không gian và thời gian

Việc hai chính khách hàng đầu Mỹ vận dụng những áng thơ Kiều trong các sự kiện quan trọng để nói về quá trình bình thường quan hệ giữa hai quốc gia cho thấy giá trị bất hủ, cũng như tầm ảnh hưởng của ”Truyện Kiều” như một phương cách giao tiếp văn hóa hoặc ngoại giao văn hóa. Điều này còn cho thấy tính sinh động, khả năng đúc kết cô đọng, hàm súc các sắc thái tình cảm, quan hệ và năng lượng vượt thời gian của ”Truyện Kiều.”

Tiên Điền: Công diễn Trò Kiều kỷ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du

Nằm trong chuỗi hoạt động tuần “Văn hóa – Du lịch” Nguyễn Du, tối ngày 27/11 xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân đã tổ chức đêm công diễn Trò Kiều. Đây là loại hình nghệ thuật được sáng tạo từ Truyện Kiều, trong đó lời ca, giai điệu là sự hòa trộn, pha trộn giữa cải lương, tuồng, chèo, ca trù, ngâm, lẩy Kiều và dân ca Nghệ Tĩnh. Người biểu diễn vừa hát, vừa diễn trò.

Lễ trao giải thưởng VHNT Nguyễn Du lần thứ 6 năm 2015

Chiều ngày 25/11, tại Khu di tích Đại Thi Hào Nguyễn Du, đã diễn ra lể trao giải cho các tác phẩm, tác giả đạt giải thưởng VHNT Nguyễn Du lần thứ 6 năm 2015. Phó Chủ tịch thường trực Hội liên hiệp VHNT Việt Nam Đỗ Kim Cuông, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thiện tới dự. Lãnh đạo huyện Nghi Xuân cùng đến dự có đồng chí Trần Báu Hà, bí thư huyện ủy; Đồng chí Nguyễn Hải Nam, chủ tịch UBND huyện.

Nguyễn Du và Truyện Kiều với quê hương Hà Tĩnh

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 250 năm sinh Đại thi hào Nguyễn Du – Danh nhân văn hóa thế giới, ngày 18/11, tại thành phố Hà Tĩnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Hội Kiều học việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Nguyễn Du và Truyện Kiều với quê hương Hà Tĩnh”. 

Nghi Xuân: Thi thơ về Nguyễn Du và truyện Kiều

Cuộc thi thơ “ Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp và tác phẩm Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du đã thu hút sự tham gia của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là những người yêu thơ, yêu Truyện Kiều, yêu Nguyễn Du và yêu mảnh đất Nghi Xuân.

Hướng về Nguyễn Du và Truyện Kiều

Cách chúng ta hôm nay đúng 250 năm về trước, một người con của vùng quê Tiên Điền, huyện Nghi Xuân đã được sinh ra và sau này trở thành một danh nhân kiệt xuất của nền văn hiến Việt Nam – Đó là Nguyễn Du. Một đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, đại diện cho nền văn hoá Việt Nam. Từ con người này cách chúng ta hơn hai thế kỷ đã cho nền văn học Việt Nam được đón nhận một kiệt tác văn chương mà đến nay vẫn chưa có một tác phẩm nào sánh được – Đó là “Tuyện Kiều” với 3.254 câu thơ lục bát.

Để câu Kiều còn mãi ngân xa

Suốt 46 năm qua, dù cuộc sống gắn bó với nghề chài lưới ở vùng cửa biển rất khó khăn, thế nhưng ông Nguyễn Huýnh (68 tuổi) và vợ Lê Thị Hạp (67 tuổi, ở làng Cam Lâm, nay là thôn Lâm Hoa, xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) vẫn một lòng son sắt, giữ gìn, bảo tồn và phát triển vẹn nguyên giá trị của trò Kiều – một loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo được chuyển tác, xây dựng trên cơ sở Truyện Kiều nổi tiếng của Đại thi hào Nguyễn Du.

Sinh hoạt ngoại khóa về Nguyễn Du và Truyện Kiều

Trong phần thi tìm hiểu về Nguyễn Du và truyện Kiều các em học sinh trả lời các câu hỏi về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du cũng như các tác phẩm của ông, nhất là truyện Kiều.

“Truyện Kiều” một danh tác tinh hoa

Xét về thể loại, “Truyện Kiều” thuộc thể loại truyện nôm, nhưng thuộc nhóm truyện nôm bác học. Cho đến nay, giới nghiên cứu đã thống nhất, những truyện nôm đầu tiên xuất hiện khoảng thế kỷ 17 là truyện nôm bình dân, kiểu truyện kể dùng thơ lục bát kể lại các truyện cổ tích dân gian như “Phạm Công Cúc Hoa”, “Tống Trân”, “Phạm Tải Ngọc Hoa”, “Phương Hoa” …

Chuẩn bị khai trương Tuần Văn hóa – Du lịch Nguyễn Du

Theo đó, Tuần Văn hóa – Du lịch được tổ chức từ ngày 15/11 đến 05/12/2015, tại huyện Nghi Xuân và các địa phương của tỉnh Hà Tĩnh. Tuần Văn hóa – Du lịch do UBND tỉnh, Bộ VH-TT&DL tổ chức, với sự tham gia của thành phố Hà Nội, các tỉnh Bắc Trung Bộ và Đồng bằng Châu thổ Sông Hồng.

Nguyễn Du trong chương trình Ngữ văn phổ thông

Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu ở nhiều cơ sở như, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Vinh, Đại học Hà Tĩnh, Hội Kiều học Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lich, cùng chuyên viên của các Phòng GD&ĐT, giáo viên, học sinh trong toàn tỉnh.

Tổ chức Ngoại khoá văn học “Nguyễn Du – Khúc vui xin lại so dây cùng người”

Tham gia chương trình có 3 đội đó là: Đội Thúy Vân, Đội Kim Trọng và Đội Thúy Kiều đến từ 3 khối 10, 11 và 12. Chương trình gồm có 3 phần thi đó là màn chào hỏi, phần thi kiến thức và phần thi ngâm Kiều. Ở phần thi màn chào hỏi bằng hình thức sân khấu hóa các đội tự giới thiệu về đội mình. Ở phần thi kiến thức gồm có 3 nội dung: Cùng nhau so tài; Cùng nhau thảo luận và Đi tìm nhân vật trong truyện Kiều. Ở phần thi Ngâm Kiều Ba đội tự chọn đoạn trích để ngâm. Qua các phần thi của 3 đội chân dung về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du cũng như giá trị nhân văn cao cả của Truyện Kiều càng lan tỏa sâu rộng. Từ đó, giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc; nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn tình cảm đến mọi cán bộ, giáo viên và học sinh của nhà trường.

Ban hành Kế hoạch tổ chức Tuần Văn hóa – Du lịch Nguyễn Du

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Kế hoạch số 486/KH- UBND về việc tổ chức Tuần Văn hóa – Du lịch Nguyễn Du. Đây là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động Kỷ niệm 250 năm Ngày sinh Danh nhân văn hóa Thế giới, Đại thi hào Nguyễn Du

Tuổi trẻ Tiên Điền với Diễn đàn Nguyễn Du và truyện Kiều

Tham gia diễn đàn có các đồng chí bí thư đoàn các xã,thị trấn và đoàn trực thuộc trong toàn huyện, đông đảo đoàn viên thanh niên của xã Tiên Điền, các em học sinh trường THCS Tiên Yên. Tại diễn đàn các đoàn viên thanh niêm đã được nghe các trích đoạn về hát Trò Kiều, được nghe nói chuyện về thân thế và sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du với truyện Kiều.

Hà Tĩnh: Trao giải cuộc thi thơ về Nguyễn Du, Truyện Kiều

Câu lạc bộ thơ Đường luật tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức lễ phát thưởng cuộc thi thơ về Nguyễn Du và Truyện Kiều, đồng thời nghe nhà thơ Vương Trọng nói chuyện về thân thế, cuộc đời sự nghiệp Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.

Ảnh hưởng của yếu tố thời đại đến sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du

Về mặt lý luận văn  học cho thấy, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ với nhau. Cuộc đời là nền tảng cho sự nghiệp sáng tác. Lịch sử khoa học không những nghiên cứu ngôn ngữ trong từng giai đoạn mà còn cung cấp cho người đọc những đóng góp quan trọng của một tác gia trong thời đại về phương diện cuộc đời và sự nghiệp sáng tác. Theo dòng lịch sử tác phẩm văn chương luôn chịu sự thử thách chọn lọc khắc nghiệt của thời gian và nhiều tác phẩm rơi vào quên lãng. Dường như ngược với quy luật ấy, có những tác giả và tác phẩm lại không ngừng được bàn luận qua các thời kì lịch sử. Cuộc đời và tác phẩm của họ mang nhiều tâm tư sâu sắc, quy tụ được nhiều vấn đề xã hội, có thể dự báo một điều gì cho hậu thế. Đại thi hào Nguyễn Du và các tác phẩm của người là một minh chứng điển hình cho việc phản ảnh bức tranh chân thực của xã hội và dự cảm cho mai sau.

Đoàn đại biểu Hội thảo quốc tế về Nguyễn Du tham quan Ngã ba Đồng Lộc và xã Trường Lưu

Tiếp tục chuyến thăm Hà Tĩnh trong chương trình Hội thảo quốc tế kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du, ngày 10/8, đoàn đại biểu do PGS-TS Phạm Văn Đức, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam dẫn dầu đã có chuyến tham quan và dâng hương tại Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc; tìm hiểu về dòng họ Nguyễn Huy và hát ví Phường vải tại xã Trường Lộc. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh và Bí thư Huyện ủy Võ Hồng Hải tiếp và đi cùng đoàn.

TOP