Nông thôn mới

Nuôi thỏ thương phẩm hướng đi mới ở xã Kỳ Lạc

Kỳ Lạc là xã miền núi, với nhiều tiềm năng thế mạnh để phát triển sản chăn nuôi, thực hiện chủ trương về xây dựng nông thôn mới, ngoài đầu tư phát triển các mô hình như: Nuôi Đà điểu, lợn thương phẩm, bò sinh sản, hươu lấy nhung. Xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh còn xây dựng các mô hình nuôi thỏ thương phẩm…

Ảnh: Mô hình nuôi thỏ thương phẩm phát triển mạnh ở xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh.
     Để thực hiện thành công mô hình, xã Kỳ Lạc đã vận động cán bộ nuôi thử nghiệm và đã thành lập tổ hợp tác chăn nuôi thỏ với 07 thành viên tham gia, bước đầu mỗi hộ nhận nuôi từ 40 đến 60 con thỏ giống. Hiện, các thành viên trong Tổ hợp tác chăn nuôi thỏ đã trải qua một thời gian dài nghiên cứu, học hỏi qua sách báo, mạng Internet và  tham quan thực tế tại các địa phương để tìm hiểu và đưa giống vật nuôi mới vào chăn nuôi. Trong quá trình nuôi, vừa chăm sóc, vừa theo dõi, nhận thấy quá trình sinh trưởng và phát triển của thỏ rất tốt, dễ chăm sóc, ít dịch bệnh, tiêu tốn thức ăn ít, cứ sau hơn 3 tháng lại xuất chuồng một lứa, giá thành từ 75 đến 100 nghìn đồng /1 kg. Đặc biệt, với khả năng sinh sản của thỏ rất cao, mỗi năm 1 con thỏ mẹ sinh sản từ 6 đến 7 lứa, mỗi lứa trung bình 7 – 10 con. Từ hiệu quả kinh tế mang lại, ngoài việc đầu tư chăn nuôi Thỏ thương phẩm, xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh đang tiếp tục phát triển mô hình chăn nuôi Đà Điểu, gà thả vườn, lợn thương phẩm với quy mô ngày càng lớn hơn, thu hút thêm các thành viên tham gia, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân trong việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dưng Nông thôn mới .

Thúy Nga, Anh Đức

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP