Công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang |
Những công trình thủy lợi để đời
Vào một ngày cuối năm chúng tôi có chuyến ngược ngàn đi với lãnh đạo Ban quản lý đầu tư xây dựng thủy lợi 4, thuộc Bộ nông nghiệp-phát triển nông thôn, thăm một số công trình hồ đập thủy lợi do Ban quản lý đầu tư, xây dựng. Chuyến đi này nhằm để kiểm tra, đánh giá lại mức độ an toàn của một số hồ, đập chứa lớn sau khi các đợt mưa lũ lịch sử liên tiếp dội xuống trên địa bàn các tỉnh miền Trung cuối năm 2020 vừa qua.
Ngồi lắc lư trên con “ngựa chiến” 7 chỗ được mệnh danh là đại xa vượt lên thác ghềnh, Trưởng ban quản lý Hoàng Xuân Thịnh kể cho chúng tôi nghe về những kỳ tích, mà Ban 4 đã xây nên những công trình hồ chứa nước lớn để đời trên địa bàn một số tỉnh miền Trung như: công trình hồ chứa Sông Sào, hồ chứa nước Bản Mồng…tỉnh Nghệ An, đến các công trình thủy lợi từ kênh dẫn tưới tiêu, trạm bơm Linh Cảm, Đức Thọ, công trình thủy lợi ngăn mặn giữ ngọt Bara Đò Điệm, Can Lộc, Thạch Hà, đập dâng nước Đá Hàn, Hương Khê đến cả công trình thủy lợi mang tầm Quốc gia Ngàn Trươi, Cẩm Trang.
|
Đến với Công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), đây là công trình trọng điểm quốc gia do Bộ Nông nghiệp & PTNT giao cho Ban quản lý đầu tư xây dựng thủy lợi 4 làm chủ đầu tư, được xem là một siêu hồ chứa thủy lợi của miền Trung. Công trình có dung tích hồ chứa lớn thứ ba toàn quốc đạt trên 775 triệu m3, chỉ sau Cửa Đạt (Thanh Hóa) và Dầu Tiếng (Tây Ninh). Với dung tích hồ chứa thủy lợi lớn hơn 2 lần hồ Kẻ Gỗ, công trình thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang có nhiệm vụ cấp nước cho sản xuất công nghiệp, điều tiết tưới 32.585 ha đất nông nghiệp của 8 huyện, thị xã và gần 6.000 ha nuôi trồng thuỷ sản, kết hợp phát điện với công suất máy 15MW, cấp nước sinh hoạt, góp phần làm giảm lũ cho vùng hạ du, đặc biệt là vùng Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ; phục vụ và tạo sức bật mới trong phát triển kinh tế - xã hội, nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Hà Tĩnh.
Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng ghi nhận, đánh giá cao đối với một công trình thủy lợi lớn được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, đặc biệt Bộ NN-PTNT trực tiếp đầu tư, quản lý, xây dựng là Ban quản lý đầu tư xây dựng thủy lợi 4. Công trình không những phát huy hiệu quả thiết thực cho SX nông nghiệp mà còn giảm lũ cho vùng hạ du cho các vùng dân cư huyện Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ, nhân dân các vùng nói trên rất phấn khởi bởi không còn phải chịu cảnh ngập lũ như trước đây khi chưa có công trình thủy lợi Ngàn Trươi Cẩm Trang ra đời.
Đúng như lời nhận xét của Nguyên Thứ trường Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng nói, Những công trình thủy lợi, hồ đập được đầu tư xây dựng trên địa bàn các tỉnh miền Trung đã phát huy rất có hiệu quả, đặc biệt vừa tích nước, tưới tiêu vừa giảm thiểu lũ lụt thiết thực cho các vùng hạ du trong các mùa mưa bão, được người dân ghi nhận.
Đến với miền hạ du Kẻ Gỗ
Cho đến bây giờ các cơn lũ dữ và mưa bão kéo dài ở miền Trung cả tháng trời qua, nay đã chấm dứt, đồng bào ở các vùng hạ du Kẻ Gỗ đã có cái ăn, cái mặc nhưng họ vẫn trắng tay sau lũ do mưa lớn, cộng với việc xã lũ dồn dập nhiều ngày từ hồ Kẻ Gỗ làm cho cả vùng hạ du thuộc 3 địa phương thành phố Hà Tĩnh, Thạch Hà, Cẩm Xuyên đều bị ngập chìm trong biển nước.
Hồ chứa nước Kẻ Gỗ |
Với tính cấp bách đối với việc xã lũ của hồ Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh đã kịp thời đề xuất với Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, Bộ nông nghiệp cần kíp đầu tư dự án thoát lũ Kẻ Gỗ. Ngay sau khi lời đề nghị trên đã được chấp nhận. Bộ NN-PTNT đã giao cho Ban quản lý đầu tư xây dựng thủy lợi 4 trực tiếp làm chủ đầu tư phối hợp cùng với tỉnh Hà Tĩnh, Sở NN-PTNT tổ chức khảo sát, thiết kế triển khai ngay sau khi lũ rút, phấn đấu đưa dự án vào thực thi một ngày sớm nhất nhằm góp phần ổn định cuộc sống người dân vùng hạ du những khi mùa mưa bão về.
Được biết, Hồ chứa nước Kẻ Gỗ là công trình thủy lợi quy mô lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, với dung tích thiết kế 345m3, hạ du công trình gồm các huyện: Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Thành phố Hà Tĩnh (Trung tâm chính trị - kinh tế- văn hóa tỉnh). Trong đợt lũ tháng 10/2010 kết hợp với xã lũ công trình gây ngập lụt nghiêm trọng vùng hạ du, ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng và tài sản của nhân dân trong vùng. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng dự án tăng cường khả năng tiêu thoát lũ vùng hạ du công trình thủy lợi Kẻ Gỗ, nhằm tăng cường khả năng tiêu thoát lũ, giảm ngập úng cho vùng hà du đã đến lúc báo động nhằm đảm bảo tính mạng và tài sản nhân dân và an toàn cho hồ Kẻ Gỗ phải được đặt lên hàng đầu.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra việc vận hành quy trình hồ Kẻ Gỗ |
Với ý nghĩa, cấp bách trên, ông Hoàng Xuân Thịnh cho biết, ngày 20/8/2020 Bộ trưởng Bộ nông nghiệp-phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 3244/ QĐ-BNN-KH giao thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư Dự án tăng cường khả năng thoát lũ hạ du hồ Kẻ Gỗ. Quyết định nêu rõ: mục tiêu đầu tư nhằm tăng cường khả năng thoát lũ giảm ngập lụt cho vùng hạ du hồ Kể Gỗ; nâng câo khả năng dự báo, cảnh báo lũ sớm nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân vùng hạ du, góp phần cải tạp môi trường sinh thái trong khu vực.
Với tính cấp bách trên, chắc rằng Dự án tăng cường khả năng thoát lũ hạ du hồ Kẻ Gỗ sẽ được triển khai một ngày sớm nhất, góp phần bảo đảm an sinh xa hội cho một trung tâm kinh tế Chính tri, dân sinh của tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều khó khăn thách thức trước biến đổi khí hậu, bởi Hà Tĩnh được người dân cả nước ví như một mảnh đất giáp mặt với biển đông, như cái túi khổng lồ đựng thiên tai bão lụt, mưa nguồn chớp bể tìm.
Hy vọng dự án tăng cường khả năng tiêu thoát lũ vùng hạ du công trình thủy lợi Kẻ Gỗ do Ban quản lý đầu tư xây dựng thủy lợi 4sẽ được triển khai một ngày sớm nhất, góp phần chinh phục dòng chảy đúng tiêu chí thoát lũ như dự án đề ra.
Miền Trung những ngày sau lũ 2020
Tác giả: Anh Bình
Nguồn tin: thoivietbao.vn