Trung Quốc

Ngụy biện của Trung Quốc tại Shangri-La là ‘ngô nghê, nguy hiểm’

Trung Quốc khó chịu khi bị Mỹ – Nhật lên án

Trung Quốc khó chịu khi bị Mỹ - Nhật lên án

Tại cuộc Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Phó tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung (Wang Guanzhong) đã có bài phát biểu và trả lời chất vấn của các học giả. Kiểu trả lời quanh co, không dám đối diện với sự thật và cãi cùn của ông Wang đã khiến các học giả phản ứng.

Trung Quốc chỉ trích Mỹ – Nhật – Úc

Ông Wang cáo buộc Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe phối hợp tung hứng trong việc chỉ trích Trung Quốc. Ông Wang cũng nói rằng ông đã rất ngạc nhiên bởi việc Nhật, Mỹ và Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston cùng cao giọng và sử dụng nhiều cụm từ tương tự trong những lời chỉ trích Trung Quốc.

Trên thực tế, chính Trung Quốc đang gây sóng gió trong khu vực khi đơn phương đặt giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đâm chìm thuyền ngư dân Việt Nam. Các nước Mỹ, Nhật, Úc và nhiều nước khác đều có chung quan điểm là lên án những hành vi đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng và gây mất ổn định trong khu vực.
Cả Úc, Nhật và Mỹ đều chỉ trích Trung Quốc hung hăng 
Trước đó, ông Abe đã cam kết ủng hộ các nước ASEAN trong các vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, đồng thời khẳng định việc sử dụng vũ lực và hăm dọa hòng thay đổi hiện trạng là hành động không thể biện hộ.

Trong khi đó, ông Hagel cảnh báo Washington sẽ không làm ngơ nếu trật tự quốc tế bị đe dọa. “Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã có những hành động đơn phương gây bất ổn nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của nước này trên biển Đông. Mỹ sẽ không thờ ơ khi những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo trật tự quốc tế đang bị thử thách”.

Còn Bộ trưởng Quốc phòng Úc Johnston cũng khẳng định: “Chúng tôi chia sẻ quan ngại sâu sắc của ASEAN về những tình hình gần đây, đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Sử dụng vũ lực hoặc đe dọa để đơn phương thay đổi cục diện ở biển Hoa Đông và biển Đông là không thể chấp nhận được được”.

Ngoài ra, cả ông Abe và Hagel cáo buộc Trung Quốc sử dụng “vũ lực và áp đặt” để đe dọa các nước láng giềng phải tuân theo biên giới biển do Trung Quốc tự vạch ra theo đường 9 đoạn, bất chấp luật pháp quốc tế.

Giải thích đường lưỡi bò kiểu “ngô nghê” và “nguy hiểm”

Rất nhiều học giả đã chất vấn ông Wang về ý nghĩa của đường 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra trên biển Đông. Họ không chấp nhận về tính pháp lý của đường này khi nó đi ngược lại với tinh thần công ước về luật Biển của Liên hợp quốc năm 1982 mà chính Trung Quốc đã thông qua. Đường 9 đoạn hay đường lưỡi bò đã xâm phạm chủ quyền lãnh hải của rất nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Ông Wang cho biết bản đồ phản ánh 2.000 năm lịch sử Trung Quốc, và do đó nó có trước Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Từ đó, ông Wang cho rằng khu vực này không phù hợp để áp dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển trong khi công ước này ra đời để áp dụng chung cho việc giải quyết mọi tranh chấp mà không hề nêu ra ngoại lệ.
 Theo “luật” của Trung Quốc thì Ý có chủ quyền với toàn bộ Địa Trung Hải???
Christian Le Mière, thành viên cao cấp của Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược Mỹ chuyên về lực lượng hải quân và an ninh hàng hải, cho rằng biện minh của ông Wang đã sai hoàn toàn. “Bạn không thể tuyên bố chủ quyền rộng lớn của biển, chỉ vì bạn tin rằng bạn có quyền trong lịch sử với nó” Le Miere nói. “Nó (cách nghĩ của ông Wang) là một mớ bòng bong và làm đảo lộn hệ thống quốc tế. Nó sẽ là một ý tưởng khủng khiếp”. Đại biểu cho rằng ông Wang nói ngây ngô như trẻ con và so sánh kiểu ngụy biện.

Anh Tú (theo Stripe)

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP