Bởi vì, hiếm có nơi nào chiến tranh diễn ra ác liệt như ở ngã ba huyền thoại này. Nói ác liệt chưa đủ, mà phải nói tàn khốc mới đúng, bởi vì ta ở trong thế bị động, thế yếu, địch ở thế chủ động, thế mạnh gấp trăm ngàn lần. Ở đây, hàng ngàn con người với những vũ khí, thiết bị đất đối không đấu với hàng ngàn máy bay, phi pháo của một cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, hàng trăm ngàn tấn bom đạn trút từ trên không trung xuống đất. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968, không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại.Với lượng bom đạn khổng lồ ấy trút xuống ngã ba nhỏ trên đường Trường Sơn này, tưởng chừng như tất cả cỏ cây, sinh linh đều trở thành tro bụi. Biết bao mồ hôi và máu đã đổ xuống mảnh đất này để con đường giao thông huyết mạch Bắc- Nam luôn thông suốt.Đúng như nhà thơ Vương Trọng đã viết: “Bao xương máu mới làm nên Đồng Lộc”.Đồng Lộc, vì thế, đã trở thành sự lựa chọn của lương tri dân tộc.Nhưng cũng chính trên mảnh đất này, đã toả sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân ta. Lòng yêu nước, khát vọng cống hiến, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của một thế hệ đã tạo nên động lực, quyết tâm, nguồn sức mạnh vô cùng lớn lao giúp các chiến sĩ, thanh niên xung phong trụ vững trên tuyến lửa, lập nên những chiến công huyền thoại.Sự hi sinh của 10 cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ, trong đó có hầu hết chưa lập gia đình vào chiều 24/7/1968 là một sự kiện bi tráng, gợi nên sự xúc động sâu sắc đối với toàn thể dân tộc, lay động lương tri nhân loại. 10 cô gái đã đi vào cõi bất tử, trở thành biểu tượng đẹp, thiêng liêng của phụ nữ, của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.Hơn thế, 10 cô đã trở thành biểu tượng của một thời “ra ngõ gặp anh hùng”, khi mà cả dân tộc cùng chung một ý chí, một khát vọng, cùng hướng đến một lí tưởng cao đẹp, cùng chiến đấu hi sinh cho lí tưởng đó với tất cả sự vô tư, trong sáng. Ngày 24/7 hàng năm trở thành ngày truyền thống của lực lượng TNXP.Sự hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ của 10 cô gái TNXP trong tư thế sẵn sàng chiến đấu đã trở thành niềm cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ, tạo nên nhiều bài thơ, nhiều tác phẩm văn xuôi, âm nhạc, hội hoạ, nhiếp ảnh, điện ảnh…có giá trị, có sức sống lâu dài trong tình cảm và trí nhớ của đông đảo công chúng.
“Các cô để lại tuổi thanh niênMười chín, hai mươi, hăm hai tuổiCho đất nước, quê hươngHồn trong như suối,Bình minh đời sáng rực vừng dương…” (Huy Cận)10 cô gái, “10 đoá hoa trinh liệt” bất tử ra đi thanh thản, không mang theo gì, nhưng các chị đã để lại cho quê hương, đất nước, cho thế hệ trẻ hôm nay những điều vô cùng lớn lao, quí giá, để mỗi người đến với ngã ba Đồng Lộc chiêm nghiệm, thanh lọc tâm hồn.
Cây bồ kết bên tấm bia khắc bài thơ “Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc” của Vương Trọng(Nguồn: internet)Từ nỗi đau thương lớn lao, như nhà thơ Yến Thanh đã viết trong bài “Cúc ơi”, trong giờ phút đồng đội đang tìm kiếm thi hài chị Hồ Thị Cúc còn bị vùi lấp trong đất đai Đồng Lộc:
“Cúc ơi! em ở đâu?Đất nâu lạnh lắmDa em xanhÁo em thì mỏng!Cúc ơi! em ở đâu?Về với bọn anh tắm nước sông Ngàn PhốĂn quýt đỏ Sơn BằngChăn trâu cắt cỏBài toán lớp Năm em còn chưa nhớ Gối còn thêu dởCơm chiều chưa ăn”.Cảm nhận về cuộc sống, sự hi sinh của 10 cô gái anh hùng, bên cạnh niềm kính phục, nỗi tiếc thương, xót xa…, chúng tôi cảm nhận được một không gian văn hoá xứ Nghệ với dòng sông La, sông Ngàn Phố, núi Hồng, câu hò ví giặm, lời ru của mẹ, cây bồ kết toả ngát hương…Được nuôi dưỡng bằng nguồn mạch văn hoá quê hương, các chị cùng bất tử với núi sông thiêng liêng, trong mỗi biểu hiện bình dị của cuộc sống người dân xứ Nghệ hôm nay và mai sau.Trong những tác phẩm viết về Ngã ba Đồng Lộc, bài thơ “Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc” của Vương Trọng để lại cho công chúng ấn tượng mạnh mẽ nhất.Với tứ thơ độc đáo, bài thơ là lời của 10 cô gái nhắn nhủ thế hệ trẻ và tất cả mọi người khi đến với Đồng Lộc. Các cô tha thiết:
“Mười bát nhang hương cắm thế đủ rồiCòn hương nữa hãy dành phần cho đấtNgã xuống nơi này đâu chỉ có chúng tôiBao xương máu mới làm nên Đồng LộcLòng tưởng nhớ xin chia đều khắpNhư cỏ trong thung, như nắng trên đồi”.Đối với mỗi chúng ta, tôn vinh các cô bao nhiêu cũng chưa đủ, nhưng các cô cảm thấy như thế là “đủ rồi”, còn nữa xin hãy dành cho “đất”, chia sẻ với hàng trăm, hàng ngàn đồng đội đã cùng các cô chiến đấu, ngã xuống, máu xương hoà trong mảnh đất này.Thông điệp giản dị, nhưng vô cùng sâu sắc, thấm đẫm tinh thần nhân văn cao cả.Các cô nhắn nhủ:
“Thương các chị lắm phải không, thì hãy quay vềTìm cây non trồng lên đồi Trọ Voi cùng bao vùng đất trống”Và: “Thương chúng tôi, các bạn ơi, đừng khóc Về bón chăm cho lúa được mùa hơn”.Hãy biến tình cảm thành hành động, thiết thực cho cuộc sống, vì cuộc sống hôm nay. Hãy “tìm cây non trồng” và “bón chăm cho lúa được mùa hơn”, hình ảnh thơ cô đúc nhưng mang thông điệp có tầm nhìn xa, sức nghĩ lớn, truyền niềm tin và cảm hứng cho cộng đồng vươn tới những giá trị Chân Thiện Mỹ.Phải chăng đó là thông điệp: Hãy biến đau thương/yêu thương thành hành động. Không phải là hành động có tính chất lễ nghi, hình thức ồn ào mà là hành động thiết thực, hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng.Cuối cùng, các cô chỉ có duy nhất một thỉnh cầu:
“Thỉnh cầu đất cằn cỗi nghĩa trangCho mọc dậy vài cây bồ kếtHương chia đều trong hư ảo khói nhang”.Tại sao lại là cây bồ kết? Vì đó là thứ quả để các cô gái ngày xưa gội đầu cho tóc mượt, da thơm, đậm đà nét đẹp dịu dàng nữ tính. Trong hoàn cảnh chiến tranh, khi các cô hi sinh bị “bom vùi tóc tai bết đất”, chưa gội được.Sau này chúng ta đã trồng cây bồ kết bên mộ như lời thỉnh cầu của các cô. Khi đó, cây cỏ đã hoá thành bản sắc văn hoá quê hương, hồn thiêng của dân tộc, ru giấc ngủ ngàn năm của 10 đoá hoa trinh liệt.
Trần Quang Đại
Tầm Nhìn