Tin trong nước

Mỹ điều tàu khu trục tìm kiếm phi cơ AirAsia mất tích

Tự động cập nhật trong: 9 giây

Sau hai ngày tìm kiếm máy bay của AirAsia vẫn chưa thu kết quả, Indonesia đã gửi yêu cầu trợ giúp tới Mỹ. Hải quân Mỹ tuyên bố sẽ điều tàu khu trục USS Sampson tới hỗ trợ.

Chiến dịch tìm kiếm phi cơ AirAsia

  • “Anh yêu em bây giờ và cho tới mãi về sau. Chỉ cái chết mới chia lìa chúng ta”, nam tiếp viên trên chuyến bay QZ8501, Oscar Desano, nam tiếp viên trên chuyến bay QZ8501, chia sẻ tình cảm của anh với vợ trong ngày sinh nhật thứ 25 của cô.

    Mỹ điều tàu khu trục tìm kiếm phi cơ AirAsia mất tích

  • Chiến dịch tìm kiếm máy bay của hãng AirAsia trong ngày thứ 3 sẽ mở rộng tới vùng đất ở phía tây của tỉnh Tây Kalimantan, ông Bambang Soelistyo, Giám đốc Cơ quan tìm kiếm và cứu hộ của Indonesia Basarnas phát biểu tại cuộc họp báo tại Jakarta ngày 29/12.

  • Ông Abdul Aziz Jaafar, Tư lệnh Hải quân Malaysia, đăng trên tài khoản Twitter cá nhân, theo đó lực lượng tìm kiếm và cứu hộ đang rà soát lại ở khu vực ngoài khơi đảo Belitung, Chanel News Asia đưa tin.

  • Trung Quốc sẽ cử tàu hải quân và máy bay tới hỗ trợ chiến dịch tìm kiếm, theo CNA.

    Mỹ điều tàu khu trục tìm kiếm phi cơ AirAsia mất tích

  • Ông Gusti Made Bobi Sidarta, một doanh nhân bất động sản ở Indonesia, cùng vợ là bà Donna Nurwarie và hai con Gusti Ayu Putriyana Permata S và Gusti Ayumade Keisha Putri S là 4 trong số 155 hành khách trên chuyến bay QZ8501. Bức ảnh chụp ông Gusti đứng trước máy bay AirAsia trước khi nó cất cánh vào ngày 28/12. Ông cũng dùng ảnh này làm avatar cho tài khoản BlackBerry Messenger của mình. Ảnh: CNA

    Mỹ điều tàu khu trục tìm kiếm phi cơ AirAsia mất tích
  • Tại sân bay quốc tế Djuanda, người ta bắt gặp những gương mặt thất thần, nước mắt lưng tròng của thân nhân các hành khách trên chuyến bay gặp nạn. Dù hai ngày tìm kiếm chưa thu nhận kết quả, nhiều người vẫn lạc quan và tiếp tục chờ đợi. Ảnh: Getty

    Mỹ điều tàu khu trục tìm kiếm phi cơ AirAsia mất tích
  • Hải quân Mỹ cho biết họ sẽ điều tàu khu trục USS Sampson tới hỗ trợ chiến dịch, dự kiến nó sẽ tới khu vực tìm kiếm vào cuối ngày 30/12.

    Mỹ điều tàu khu trục tìm kiếm phi cơ AirAsia mất tích
  • Trên trang Twitter cá nhân, ông Tony Fernandes, Giám đốc điều hành hãng AirAsia chia sẻ: “Đây là một trong những ngày khó khăn nhất đối với tôi”. Người đứng đầu AirAsia cũng cho biết rằng ông đã dành nhiều thời gian để gặp gỡ thân nhân các hành khách và phi hành đoàn. “Họ đã tiếp thêm sức mạnh, giúp tôi vững vàng hơn”, ông Tony viết.

    Mỹ điều tàu khu trục tìm kiếm phi cơ AirAsia mất tích

  • Sơ đồ khu vực tìm kiếm máy bay AirAsia mất tích tại biển Java. Đồ họa: Telegraph

    Mỹ điều tàu khu trục tìm kiếm phi cơ AirAsia mất tích
  • Hiện tại, khoảng 30 tàu và 15 máy bay được huy động tham gia chiến dịch tìm kiếm đa quốc gia, theo CNA. Ngày thứ 3 tìm kiếm máy bay mất tích vừa bắt đầu.

    Mỹ điều tàu khu trục tìm kiếm phi cơ AirAsia mất tích
  • Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Indonesia chính thức yêu cầu sự giúp đỡ của Mỹ trong việc định vị chuyến bay số hiệu QZ8501 mất tích hôm 28/12, Straits Time đưa tin. “Đại sứ quán của chúng tôi ở Jakarta đã liên hệ với các quan chức Indonesia và chúng tôi nhận được yêu cầu trợ giúp định vị máy bay mất tích. Chúng tôi đang xem xét yêu cầu đó để tìm ra cách hỗ trợ tốt nhất”, Channel News Asia dẫn lời Jeffrey Rathke, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

  • Thành viên không lực Indonesia trên máy bay vận tải Hercules C-130 đang trong quá trình tìm phi cơ AirAsia mất tích xung quanh biển Java. Ảnh: Getty

    Mỹ điều tàu khu trục tìm kiếm phi cơ AirAsia mất tích
  • Hoạt động định vị và tìm kiếm QZ8501 sẽ mở rộng ra cả khu vực đất liền trong ngày tìm kiếm hôm 30/12, phóng viên dẫn lời ông Basarnas, trưởng cơ quan tìm kiếm cứu hộ Indonesia. Ảnh: Reuters

    Mỹ điều tàu khu trục tìm kiếm phi cơ AirAsia mất tích

Những tình tiết chính trong sự cố QZ8501

Máy bay biến mất 42 phút sau khi cất cánh từ Surabaya, Indonesia tới Singapore sáng ngày 28/12, ở vùng biển quanh đảo Belitung, biển Java, Indonesia.

Trước khi máy bay biến mất khỏi màn hình radar, phi công đã yêu cầu thay đổi độ cao vì thời tiết xấu. Máy bay tăng độ cao từ 9.750 m lên 11.500 m.

Máy bay mất liên lạc khi chở 155 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn. Phần lớn người trên chuyến bay QZ8501 là công dân Indonesia.

Ngày 29/12, người đứng đầu Cơ quan tìm kiếm cứu nạn Indonesia đã thừa nhận chiếc Airbus A320 của hãng AirAsia Indonesia có thể “đã rơi xuống đáy biển”.

Cuộc tìm kiếm quy mô quốc tế do Indonesia dẫn đầu, với sự tham gia trợ lực hiện tại chủ yếu là từ Singapore với 2 máy bay C-130 và 2 tàu và Malaysia cử 1 máy bay C-130 và 3 tàu. Ngoài ra còn có Australia điều một máy bay giám sát AP-3C Orion. Trung Quốc đã đề nghị hỗ trợ với Indonesia.

Khoảng 16h ngày 29/12, máy bay Australia thông báo phát hiện vật thể lạ gần hiện trường tìm kiếm. Tuy nhiên giới chức Indonesia nhanh chóng khẳng định đây không phải mảnh vỡ từ máy bay Airbus A320-200 mất tích. Trước đó, người phát ngôn không quân Indonesia cho biết đội tìm kiếm đã phát hiện “vệt dầu loang” nhưng chưa thể xác định nó từ thùng chứa nhiên liệu của máy bay mất tích hay do dầu từ các tàu hoạt động trong khu vực.

Trong ngày 29/12, đội tìm kiếm quyết định mở rộng khu vực về hướng bắc so với ngày đầu. Mực nước biển ở khu vực này không sâu, khoảng 40 – 50 mét. Đây là một trong những điểm chính để các chuyên gia tin rằng công tác tìm kiếm mảnh vỡ của QZ8051 (nếu có) sẽ không phức tạp và kéo dài như vụ MH370 (vốn được xác định là có thể rơi ở giữa lòng Ấn Độ Dương). Tuy nhiên, Phó tổng thống Indonesia, ông Jusuf Kalla, nói tìm kiếm máy bay mất tích trong điều kiện thời tiết xấu trên biển là việc không dễ.

Hải Anh – Nguyễn Thái

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP