Không cấm nhà báo, người dân dùng thiết bị thông thường để quay phim, chụp ảnh

Nghị định quy định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị không ảnh hưởng đến hoạt động tác nghiệp của nhà báo hay ghi nhận của người dân phản ánh xã hội. Nhà báo hay người dân hoàn toàn có thể sử dụng máy quay phim, chụp ảnh, ghi âm thông thường để tác nghiệp.

Thâm nhập đường dây “bôi trơn” giám định để về hưu non

Thời gian gần đây, trước thông tin những người về hưu trước thời điểm 1.1.2018 sẽ có lợi hơn so với người về hưu sau mốc đó, nhiều người lao động có nhu cầu “chạy” giám định sức khoẻ để về hưu non. PV Báo Lao Động đã thâm nhập đường dây này và phát hiện nhiều sự thật bi hài. Đến Trung tâm Giám định y khoa Hà Nội (số 86 Thợ Nhuộm) trong vai người nhà cần giám định, PV ngỡ ngàng khi được chính các nhân viên tại đây gợi ý, hướng dẫn và ra giá về “dịch vụ trọn gói” giúp người lao động về hưu non.

Giảng viên hỏi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cách mạng 4.0 là gì?

 “Bộ trưởng nói về cuộc cách mạng 4.0, hiệu trưởng nói về trường đại học 4.0 nhưng giáo viên chúng tôi hiện nay vẫn phân vân không biết cách mạng 4.0 là gì?”. Tại buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ với Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM chiều ngày 13/4, một giảng viên của trường đã đặt câu hỏi như vậy.

Cấm người dân bí mật ghi âm, ghi hình: Sẽ khó phát hiện tiêu cực

Nếu cầm người dân bí mật ghi âm, ghi hình sẽ hạn chế việc phát hiện tham nhũng, tiêu cực, ảnh hưởng quyền tự do ngôn luận của công dân. Bộ Công an đang lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Nghị định quy định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm nguỵ trang để ghi âm, ghi hình, định vị . Đáng chú ý nhất, khoản 3, Điều 4 dự thảo nghị định này đề xuất: “Chỉ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị phục vụ cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng”.

Lời kể hãi hùng của một lao động trở về từ xứ người

 Sau gần 4 tháng xuất khẩu lao động sang Saudi Arabia trở về, chị Nguyễn Thị Thanh, ở xóm 4, xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đến nay vẫn chưa hết bàng hoàng, sợ hãi. Thế nhưng, chị vẫn nhận mình là người may mắn khi sớm thoát khỏi “địa ngục trần gian” trở về đoàn tụ với gia đình. Bởi, theo chị Thanh, vẫn còn rất nhiều lao động khác đang phải sống lay lắt, khổ nhục nơi xứ người.

Kiểm tra việc bổ nhiệm “thần tốc” bà Quỳnh Anh

“Làm sơ sài, dư luận không để yên đâu”… đó là khẳng định của Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Thanh Hóa, ông Trần Quang Đảng với phóng viên Tiền Phong chiều 10/4, liên quan đến việc kiểm tra những dấu hiệu vi phạm trong vụ “bổ nhiệm thần tốc” bà Quỳnh Anh.

Thảm kịch trong lễ hội Nghinh Ông ở Bạc Liêu: Tiếp tục tìm kiếm người mất tích

Liên quan đến vụ chìm tàu trong lễ hội Nghinh Ông trên sông Gành Hào (H.Đông Hải, Bạc Liêu) vào trưa 6.4 làm 2 người tử vong, 17 người bị thương và còn người mất tích (Thanh Niên ngày 7.4 đã thông tin), chiều 7.4, ông Bùi Minh Túy, Chủ tịch UBND.H.Đông Hải, cho biết công việc cấp thiết hiện nay là tìm người mất tích.

Nghệ An: Làm thịt dê, phát hiện 2 hòn “dương bảo” quý hiếm?

Chủ một quán dê tại TP Vinh (Nghệ An) vừa phát hiện hai dị vật trong dạ dày con dê cái 10 năm tuổi được cho là “dương bảo” quý hiếm. Đã nhiều người trả giá hàng trăm triệu đồng nhưng chủ nhân hai hòn dương bảo này chưa đồng ý.

Phá biệt thự 100 năm tuổi ở Huế

Các chuyên gia về kiến trúc, văn hóa bày tỏ tiếc nuối khi chứng kiến biệt thự số 5 Lý Thường Kiệt (TP Huế) bị đập bỏ vì xuống cấp. 

BÀI ĐỌC NHIỀU

Nghệ An: Phát hiện 8 con trâu chết nghi bị sét đánh

Một hộ gia đình ở xã Châu Hoàn, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) vừa phát hiện có 8 con trâu bị chết, khả năng do bị sét đánh. Địa phương đã phối hợp với gia đình tiêu hủy, ước tính thiệt hại trên 100

TOP