Trong khoảng 10 năm trở lại đây với sự chỉ dẫn của cụ Nguyễn Công Thành (thôn 1, xã Cổ Đạm), là người đi đầu trong việc trồng đào, sau khi cụ nhận thấy vùng đất ở đây rất thích hợp với việc trồng đào cụ đã vận động mọi người ở làng chuyển sang trồng đào, với sự chỉ dẫn của cụ trong khoảng vài năm trở lại đây làng đào Xuân Sơn đã nổi tiếng, với kiểu dáng đẹp đỗ hoa đúng mùa. Chính điều đó đã thu hút rất nhiều khách mua trong huyện Nghi Xuân và các tỉnh thành khác, hiện nay làng đào Xuân Sơn có hơn khoảng 40 hộ dân trồng đào, trong đó phải kể đến những hộ dân có mô hình trồng đào rất phát triển như: Gia đình ông Nguyễn Công Minh, Nguyễn Công Tâm, Hoàng Ngọc Trà,…với những mô hình trồng đào lớn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các gia đình.
Hộ gia đình ông Nguyễn Công Minh là hộ gia đình có mô hình trồng đào lớn nhất trong vùng, năm nay trong vườn ông có khoảng hơn 300 gốc đào, riêng tết bính thân năm nay ông đã bán hơn 150 gốc đào cho khách với giá trung bình từ 1 triệu đến 3 triệu đồng một gốc, tính đến thời điểm hiện tại ông đã thu nhập hơn 200 triệu đồng, ước tính nếu bán hết ông sẽ thu được khoảng 300-400 triệu đồng.
Thời tiết cũng là vấn đề góp phần để hoa đào nở có đúng dịp tết hay không, năm nay thời tiết lạnh hoa đào nở muộn nhưng làng đào Xuân Sơn với kĩ thuật và kinh nghiệm của mình đã giúp hoa đào nở đúng dịp tết. Trong những ngày giáp tết, mỗi ngày làng đón hơn hằng trăm lượt khách trong huyện Nghi Xuân, Thành phố Vinh-Nghệ An và cách tỉnh thành khác đến làng mua đào đông vui, tấp nập. Chính việc phát triển mô hình trồng đào đã giúp kinh tế làng trở nên khá hơn, với những ngôi nhà vững chắc, khang trang, con em được đi học đầy đủ.
Một số hình ảnh về vườn hoa Đào:
Hiện nay xã Cổ Đạm đã có chủ trương đầu tư nhằm phát triển mô hình trồng đào. Dự kiến đến năm 2020 làng đào Xuân Sơn không chỉ phục vụ cho việc mua bán, mà còn là điểm tham quan hấp dẫn của những du khách trong những ngày giáp tết.
Nguyễn Anh-K56BC ĐH Vinh