Hương Khê

Hương Khê: Cô lập trong lũ, dân đói rét, cầm hơi bằng mỳ gói

Bị cô lập trong biển lũ, những người dân ở các xã trong huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh phải chịu cảnh đói rét, cầm hơi bằng mỳ tôm sống qua ngày.

Sáng 17/10, Ban chỉ đạo Phòng chống Lụt bão Trung ương cho biết, mưa lũ từ hoàn lưu bão số 11 kết hợp không khí lạnh gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản ở các tỉnh từ Nghệ An vào Bình Định và Kon Tum.Bão lũ làm 9 người thiệt mạng (Quảng Nam 3 người, Quảng Bình 5 người, Nghệ An 1 người); 6 người mất tích (Hà Tĩnh 3 người, Quảng Bình 1 người, Thừa Thiên – Huế 1 người, Bình Định 1 người); 76 người bị thương, trong đó nặng nhất là ở Hà Tĩnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.Tính đến tối 16/10, mưa lũ cũng làm sập, trôi 550 nhà (trong đó Đà Nẵng trên 120 nhà, Quảng Nam trên 180 nhà, Quảng Bình 210 nhà); trên 34.200 nhà bị ngập (Hà Tĩnh bị ngập gần 13.900 nhà, Quảng Bình trên 18.600 nhà, Thừa Thiên – Huế gần 1.700 nhà).

Cảnh tan hoang tại gia đình ông Nguyễn Đức Ninh tại xóm 6, xã Phương Điền, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: TTO

Trường tiểu học Phương Mỹ (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) bị ngập toàn bộ. Ảnh: TTO
Ngoài ra, có trên 12.500 nhà bị tốc mái, hư hỏng ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Hà Tĩnh.Đến 13h chiều 17/10, mưa lũ ở Hà Tĩnh làm 2 người chết, 2 người mất tích, 3 người bị thương. Các huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Đức Thọ, Hương Khê lũ rút chậm. Các xã hạ lưu thuộc những huyện này ngập nặng.Hiện nay Hương Sơn còn 29 xã với 12.365 hộ dân, 50 trường học, 12 điểm y tế ngập sâu, 3 nhà bị lũ cuốn trôi, ít nhất 5 nhà sập, 300 hộ bị trôi tài sản, trong đó, hàng chục hộ bị trôi hoàn toàn tài sản trong nhà.

Bà Đặng Thị Hương phải nhoài người từ nóc nhà để nói chuyện với phóng viên do nhà bị ngập. Ảnh: TTO
Các xã vùng hạ lưu của huyện Vũ Quang vẫn bị chia cắt, cô lập hoàn toàn. Toàn huyện có 6.028 hộ dân bị cô lập và 1.766 hộ bị ngập, 3 nhà dân và hàng chục trâu bò ở xã Hương Quang – nơi xảy ra lũ quét bị cuốn trôi.Trong khi đó, tại Nghệ An, trên đường đi học về, em Nguyễn Thị Thúy (16 tuổi, học sinh lớp 10, trú tại xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, Nghệ An) bị nước lũ cuốn trôi, mất tích.

Người dân vận chuyển xe máy ra khỏi nơi ngập lụt. Ảnh: TTO

Mưa lớn liên tiếp trong 2 ngày qua khiến rất nhiều hồ đập xả tràn và vỡ gây ngập úng ở vùng hạ du.
Mưa lớn liên tiếp trong 2 ngày qua khiến rất nhiều hồ đập ở tỉnh Nghệ An rơi vào tình trạng báo động và phải đồng loạt xả tràn gây ngập úng ở hạ du. 2 đập thủy lợi vừa và nhỏ là đập Cồn Đẻn (dung tích 7.000 m3) và Đập Phốp (dung tích 18.000 m3) cùng ở xã Thanh Xuân (huyện Thanh Chương) đã bị vỡ vào chiều 16/10.Hai đập bị vỡ ở Thanh Xuân không gây thiệt hại về người nhưng đã làm ngập gây thiệt hại về hoa màu của người dân. Hiện diện tích lúa hè thu trên địa bàn tỉnh đã cơ bản gặt xong, đang còn khoảng 7.500 ha lúa mùa đến thời kỳ thu hoạch cùng 12.000 ha ngô vụ Đông mới gieo và 7.000 ha rau màu các loại. Nếu mưa lớn liên tục sẽ bị hư hại, nhiều diện tích hoa màu sẽ bị mất trắng.
Diệp Vy (tổng hợp)

VTC

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP