Đón mưa to, hồ Kẻ Gỗ tăng lưu lượng xả tràn từ 12h trưa nay
Bắt đầu với 50m3/s và tùy theo diễn biến thời tiết cũng như độ ngập lụt hạ du, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh sẽ tăng lưu lượng xả tràn Kẻ Gỗ đến mức 150m3/s.
Đón mưa to, hồ Kẻ Gỗ tăng lưu lượng xả tràn từ 12h trưa nay
Bắt đầu với 50m3/s và tùy theo diễn biến thời tiết cũng như độ ngập lụt hạ du, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh sẽ tăng lưu lượng xả tràn Kẻ Gỗ đến mức 150m3/s.
Việc tăng lưu lượng xả điều tiết qua tràn nhằm đảm bảo an toàn cho vùng hạ du khi mức nước thượng lưu là 64,75 mét, lưu lượng nước về hồ 500m3/s.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa phát đi công văn hỏa tốc yêu cầu toàn tỉnh đối phó với đợt mưa lũ mới, trong đó 4 cụm công trình thủy lợi, thủy điện trọng điểm phải xả tràn đúng quy trình nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân.
Thông báo được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn – Trưởng ban Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hồ Kẻ Gỗ – Bộc Nguyên ký ban hành chiều 15/10.
Nhiều tuyến đường ở TP Hà Tĩnh ngập sâu sau trận mưa đêm qua và rạng sáng nay. Ảnh: Phúc Quang
Sáng 30/7, tại xã Cẩm Lạc (Cẩm Xuyên), Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh tổ chức diễn tập xả tràn hồ sông Rác năm 2014 cho lực lượng xung kích, dân quân tự vệ của công ty.
Sau mỗi lần công trình đại thủy nông hồ Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh xã tràn là lại gây sạt lở, cuốn sập hàng trăm mét khối đất sản xuất của người dân ở phía hạ du ở xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên.
Để đảm bảo an toàn hồ đập, việc xả tràn là cần thiết. Dầm chân trong ngập lụt, người dân vùng hạ du nhận thức rõ điều đó dù cuộc sông không tránh khỏi xáo trộn, mất mát…
Sau những ngày vật lộn với lũ dữ, mất mát, đau thương…, người dân Hà Tĩnh đã phần nào ấm lại nhờ sự quan tâm, sẻ chia của các nhà hảo tâm trong và ngoài nước.
Thiệt hại của bão số 10 chưa khắc phục xong thì cơn lũ do hoàn lưu của bão số 11 chồng lên như cuốn tất cả những gì còn sót lại của vụ đông 2013. Gia súc, gia cầm bị trôi hàng chục nghìn con; ngô, khoai và rau bị nhấn chìm trong dòng nước dữ… Người dân vùng lũ đang gượng dậy, khôi phục sản xuất sau lũ…
Có thể nói chưa có năm nào Đảng bộ và nhân dân huyện miền núi Hương Sơn-Hà Tĩnh, lại phải căng mình chịu đựng cảnh tàn khốc giữ dội của cơn đại hồng thủy vừa quét qua huyện Hương sơn vào trung tuần tháng 10 vừa qua.
Sáng 25.10, đoàn cứu trợ của Báo Thanh Niên, Công ty CP Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam (ViFon) đã phối hợp với Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh đến thăm, tặng quà cho đồng bào vùng “rốn lũ” xã Sơn Hòa, H.Hương Sơn (Hà Tĩnh).
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Quy định tạm thời mức hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất năm 2013; áp dụng từ ngày 1/10/2013.
Đó là lo lắng đầu tiên Hiệu trưởng trường mầm non xã Sơn Kim II, Hương Sơn (Hà Tĩnh) Phan Thị Hồng Lan chia sẻ với PV.
Trong đợt mưa lũ vừa qua, gần 100% số xã của huyện miền núi Vũ Quang bị ngập lụt nặng. Hiện nay, nước đã rút nhưng bùn đất, rác rưởi, xác động vật…do cơn lũ để lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Đến chiều nay 20/10/2013, Ban tiếp nhận hàng cứu trợ lũ lụt huyện Hương Sơn đã tiếp nhận 493 triệu đồng tiền mặt, 1.500 thùng mì tôm, gần 132 tấn gạo, 225 chăn màn, 506 thùng sữa tươi, 738 két nước uống và 113 thùng lương khô cứu trợ cho bà con vùng lũ Hương Sơn.
Sau 3 năm, kể từ trận lũ kép năm 2010, người dân Hà Tĩnh lại một lần nữa phải đối mặt với sự tàn phá khủng khiếp của lũ quét do ảnh hưởng hoàn lưu của cơn bão số 11. Có đến 69 xã, thị trấn của 4 huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ với trên 57.000 ngôi nhà ngập chìm trong nước.
Tỉnh sẽ trích ngân sách và các nguồn quỹ khác để hỗ trợ 40 triệu đồng cho gia đình có nhà chính bị sập, đổ, trôi hoàn toàn trong lũ, 6 đến 12 triệu đồng cho nhà bị hư hỏng 30 đến 80%.
Ngày 20/10, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long làm trưởng đoàn đã ủng hộ đồng bào bị bão lụt và chỉ đạo ngành y tế khắc phục hậu quả do bão tại Hà Tĩnh.
EVN đang khẩn trương tập trung lực lượng khôi phục cấp điện trở lại cho khách hàng trong thời gian sớm nhất
UBND tỉnh vừa có văn bản gửi Ban chỉ đạo PCLB trung ương, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính về việc xin hỗ trợ giống cây trồng và vật tư phòng chống dịch bệnh khôi phục sản xuất sau bão, lũ.
Mưa lũ trong những ngày qua đã gây thiệt hại nặng nề tại các huyện miền núi Hà Tĩnh. Hàng trăm ngôi nhà bị cuốn trôi, đường sá cầu cống trôi theo lũ quét, nhiều gia đình lâm vào tình trạng trắng tay, chết người.
Một ngày sau lũ chúng tôi tiếp tục trở lại với bà con vùng lũ Hương Sơn, Hương Khê,Vũ Quang. Ngoài trời mưa tầm tã như trút nước, cơn thịnh nộ của đất trời vẫn chưa để bà con vùng lũ gượng dậy.
Hơn 2 ngày liền bị nước lũ bủa vây, cô lập với bên ngoài và không nhận được bất kỳ sự cứu trợ nào nhưng bà con vùng lũ Sơn Thịnh vẫn đứng vững, chống chọi lại thiên tai…
Bão số 10 đi qua; bão số 11 tiếp vào. Hai cơn bão này mặc dù không trực tiếp vào huyện miền núi Hương Khê, Hà Tĩnh; nhưng do hoàn lưu của bão đã gây mưa to trên diện rộng gây ngập úng nhiều nơi.
Ngày hôm qua, lũ trên các sông ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã đạt đỉnh và đang xuống chậm. Nước lũ rút đến đâu, các địa phương lại hối hả huy động lực lượng dọn dẹp nhà cửa, trường học, trụ sở cơ quan… để sớm ổn định đời sống và sản xuất đến đó.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự vừa có quyết định cứu trợ khẩn cấp 1.000 tấn gạo và 13.000 thùng mỳ tôm cho nhân dân ba huyện Hương Sơn, Hương Khê và Vũ Quang bị ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt.
“Không ngờ lũ đổ về quá nhanh, nước ngập băng toàn bộ nhà cửa, hoa màu…”. Đó là lời than xót xa cất lên ở khắp các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Nhà đổ, tường sập… Chồng quên mình lấy thân che chở vợ, mẹ ôm con vào lòng, hàng xóm bất chấp nguy hiểm, tay trần cào cấu trong đống đổ nát cứu người.
Trong khi nước lũ đang rút dần thì tối nay (18/10) mưa kéo dài lại dấy lên những lo ngại về việc nước lũ tiếp tục dâng cao.