Làm việc tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh, đoàn công tác đãnghe lãnh đạo nhà trường thông tin tổng quan về quy mô đào tạo, những kết quả đạt được trong thời gian qua.
Với 2 cơ sở đào tạo, Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh ngày càng mở rộng quy mô đào tạo với 3 bậc đào tạo là: Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp. Khó khăn lớn nhất trong quá trình đào tạo của nhà trường hiện nay là: Điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo chất lượng cao; trường chưa có điều kiện để đào tạo dựa trên chuẩn năng lực; hạn chế việc ứng dụng công hệ thông tin trong đào tạo, đánh giá học sinh. Lãnh đạo nhà trường mong muốn học viện Bruckner quan tâm làm cầu nối cho các học viên lớp điều dưỡng được đào tạo tiếng Đức tại nhà trường; hỗ trợ đào tạo đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn.
Chia sẽ với những khó khăn của nhà trường, Ông Bernd Bruckner cho biết: Học viện Brukner là cơ sở có kinh nghiệm lâu năm trong đào tạo nghề ở CHLB Đức và Châu âu, nhất là lĩnh vực điều dưỡng. Trong bối cảnh khan hiếm nguồn lao động như hiện nay, thì nhu cầu tìm người chăm sóc người cao tuổi ở Đức rất lớn, tuy nhiên các viện dưỡng lão cũng đòi hỏi khá cao trong công tác đào tạo đối với việc sử dụng lao động. Trong quá trình hợp tác, Học viện đào tạo Bruckner sẽ tạo điều kiện tối đa cho Trường Cao đẳng y tế Hà Tĩnh.
Ông Bernd Bruckner, Giám đốc học viện Brukner làm việc tại Trường Cao đẳng nghề Việt Đức, Hà TĨnh. |
Tại Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức, sau khi tham quan hệ thống trường, lớp, nhà xưởng thực hành, ông Bernd Bruckner và đoàn công tác đánh giá cao trang thiết bị kỹ thuật cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường và tin tưởng rằng: Nhà trường sẽ cung cấp nguồn đầu ra về lao động có trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của địa phương.
Ông Bruckner mong muốn sẽ có nhiều bạn trẻ sang Đức học tập, công tác trong thời gian tới. Ông Bernd Bruckner cho biết, Học viện có thể giúp Hà Tĩnh đào tạo lao động các ngành nghề mà các doanh nghiệp Đức đang cần theo chương trình đào tạo tiêu chuẩn Đức và châu Âu.
Sau 2-3 năm đào tạo, học viên sẽ được cơ quan có thẩm quyền của Đức cấp chứng chỉ nghề. Các chứng chỉ này không chỉ có giá trị đối với thị trường Đức mà còn được công nhận tại các nước châu.
Tại cuộc làm việc, ông Bruckner và lãnh đạo nhà trường cũng đã trao đổi nhiều nội dung liên quan đến chương trình hợp tác lao động, khả năng kết nối giữa nhu cầu đào tạo lao động của nhà trường và nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp tại Đức.
Quỳnh Nga/ HTTV