Địa Chí Hà Tĩnh

Hà Tĩnh: Phát hiện mộc bản dạy học thời xưa liên quan đến lịch sử văn hóa dân tộc

Mộc bản Trường Lưu phần lớn được khắc nổi chữ Hán lẫn chữ Nôm thể chân thư ở 2 mặt (mỗi mặt khoảng 18 đến 20 hàng, chữ được khắc theo chiều ngang của tấm gỗ), với nhiều nội dung phong phú trong đó có cả “Tứ thư ngũ kinh” của Khổng giáo. Chiều dài mỗi cuốn mộc bản là 30cm, rộng 20cm, dày 2cm, được làm từ ròng thân cây thị, là loại gỗ vừa dai, vừa mềm lại có độ bền cao.

Hàng trăm mộc bản có tên gọi chung mộc bản Trường Lưu, niên đại thời Lê (thế kỷ XVIII) với nội dung khá phóng phú về công tác dạy học liên quan đến giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc do nhiều nhà học giả biên soạn, đang được cất giữ tại nhà người dân thuộc xã Trường Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh).
Khoảng gần 400 mộc bản Trường Lưu còn sót lại đến ngày nay là của thư viện Phúc Giang (Phúc Giang tàng thư) – một thư viện nổi tiếng cả nước của dòng họ Nguyễn Huy thuộc vùng đất xã Trường Lưu, huyện Can Lộc ngày nay.
Mộc bản Trường Lưu có niên đại từ thời Lê

Nội dung trong mộc bản được biên soạn từ những học giả Trường Lưu như: Thám hoa Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Quýnh, Nguyễn Huy Tự…nhằm phục vụ công tác giảng dạy cho học trò trong và ngoài vùng thuộc giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII, trong đó gồm 12 tập sách: Thư viện quy Lệ, Lân kinh đại toàn, Hy kinh đại toàn, Ba kinh đại toàn, Lễ kinh đại toàn, Bình kinh đại toàn…chứa đựng nhiều thông tin phong phú, đa dạng, có nhiều vấn đề liên quan đến giá trị lịch sử, văn hóa cổ của dân tộc.

Số mộc bản còn lại đã được in ấn, sao chép, được bảo quản cẩn thận tại nhà của một người dân thuộc xã Trường Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh)

Được biết ban đầu có hơn 1.000 mộc bản, tuy nhiên do nhận thức chưa đúng tầm quan trọng về số mộc bản này, nên một số mộc bản đã bị phá hủy và sử dụng sai mục đích, hiện nay chỉ còn khoảng trên dưới 400 mộc bản được lưu giữ tại gia đình Giáo sư – Viện sỹ Nguyễn Huy Mỹ, thuộc xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Giáo sư – Viện sỹ Nguyễn Huy Mỹ nói về nội dung mộc bản Trường Lưu
     Trao đổi với Dân trí, Giáo sư – Viện sỹ Nguyễn Huy Mỹ, người đang lưu giữ những mộc bản quý này cho biết: “ Hiện số mộc bản này được ông và gia đình dòng họ thuê người sắp xếp lại theo thứ tự nội dung từng cuốn sách, được cất  giữ cẩn thận tại nhà riêng. Các mộc bản này đang được Sở VH-TT-DL tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành nghiên cứu, in dập, số hóa để lập hồ sơ ở tập sách cuối cùng Thư viện quy Lệ có nội dung về nội quy, quy định ở một trường học tư, đề nghị UNESSCO công nhận vào thời gian sắp tới”.

Chiêm ngưỡng những bản mộc bản Trường Lưu

Theo dantri.com.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP