Di tích - Thắng cảnh

Hà Tĩnh: “Những điều trông thấy” tại di tích đền Chợ Củi

Đầu Xuân, có dịp ghé thăm đền Chợ Củi (xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh), trước “những điều trông thấy”, chúng tôi không khỏi suy tư, trăn trở.


Mồng 7 Tết Nguyên đán Nhâm Thìn, trở lại di tích Đền Chợ Củi, PV bắt gặp không ít những cảnh tượng chưa hay chưa đẹp, chưa xứng với một di tích quốc gia nổi tiếng linh thiêng.
Năm nay nghỉ lễ dài, nên mồng 7 Tết, du khách vẫn nườm nượp kéo về đền Chợ Củi để tham quan và cầu phúc lộc an khang. Năm nay có sự thay đổi: con đường từ QL1A vào di tích đã được đổ bê tông, khu vực bán đồ lễ trước khu vực cổng tam quan cũng đã được lợp tôn nên cảnh tượng đã có vẻ khang trang hơn.


Trước bát hương chính ở sân đền, hương cắm dày đặc, nhiều người đứng dâng hương và cầu khấn.


Vì diện tích đền rất nhỏ hẹp, nên bên trong đền, người chật cứng như nêm. Khắp nơi chật cứng đồ lễ, hương vàng, cau trầu, xôi gà, rượu…Ai cũng cố chen để dâng lễ vật của mình lên thần linh.


Những người viết sớ cầu xin thần linh trước khi vào đền.


Bên trong chính điện, mỗi người cầm một cây hương và sớ, quỳ trước tượng thần, cầu mong thần linh phù hộ cho mình. Nhiều người nhờ các nhân viên trợ tế đọc sớ, chúc văn. Tiếng khấn vái ồn ào, xen lẫn vào nhau, khói hương nghi ngút. Thật khó tìm được chút yên tĩnh trong cảnh xô bồ này.


Hương được cắp tùy tiện ở bất kỳ đâu trong đền


Bàn tiếp nhận công đức được bố trí trong đền chính nên càng chật chội.


Có nhiều hòm công đức khác chật cứng tiền lẻ.


Ngựa giấy để cạnh sư tử đá do người dân công đức, có người cho là được tạc theo phong cách Trung Quốc, không phù hợp với cảnh quan di tích truyền thống Việt.


Lò đốt vàng mã cháy rừng rực ngày đêm, không biết thần linh có “bội thực” về các đồ lễ do người dân dâng cúng?


Trước đường vào đền, có nhiều người ăn xin đã quen thuộc. Nếu thánh thần có linh thiêng, xin hãy phù hộ cho họ thoát khỏi cảnh khốn khổ.


Được biết, có nhiều quan chức các cấp viếng thăm đền Chợ Củi. Nhưng xin các vị hãy đi bằng xe riêng, không nên lạm dụng xe công. Ảnh chụp vào hồi 11h ngày 29/1/2012 (mồng 7 Tết).

Không biết xe biển 80A này có “công vụ” gì ở đền Chợ Củi vào cuối ngày mồng 8 Tết? Nhiều sách bói toán không rõ nguồn gốc được bày bán tự do trước cổng đền.Ông Nguyễn Sỹ Quý, người phụ trách di tích cho biết: hiện ông vẫn đang phụ trách di tích. Còn UBND huyện Nghi Xuân và xã Xuân Hồng cho rằng ông Quý đang cố tình chiếm dụng di tích, không chịu giao lại cho Ban quản lý di tích đã được thành lập từ năm 2011.Vấn đề quản lý di tích đền Chợ Củi chủ yếu liên quan đến việc quản lý nguồn tiền công đức thu được. Hiện nay, các văn bản pháp lý về vấn đề này còn chồng chéo, mỗi nơi thực hiện một phách. Trước lượng tiền lớn quản lý lỏng lẻo, người ta rất dễ nổi lòng tham và đây là nguồn gốc gây ra nhiều chuyện lình xình. Do đó, làm thế nào để minh bạch hóa nguồn tiền này, sử dụng đúng mục đích phục vụ công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích và lợi ích cộng đồng đang là bài toán khó, không chỉ của Hà Tĩnh mà là cả nước.
Quang Đại – Lê Thông

Tầm Nhìn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP