Kinh tế

Hà Tĩnh nằm trong tốp đầu thu hút đầu tư

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho gần 370 dự án với tổng số vốn đăng ký trên 425.000 tỷ đồng (tương đương 20,2 tỷ USD).

Theo đánh giá của Bộ kế hoạch và Đầu tư, Hà Tĩnh đứng thứ 6 cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Dương, Quảng Ngãi.
Những năm gần đây, mặc dù chịu tác động lớn của tình hình suy giảm kinh tế toàn cầu, nhưng Hà Tĩnh vẫn duy trì tốt hoạt động thu hút đầu tư và luôn nằm trong tốp đầu cả nước. Trong đó, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài  được xếp thứ 6 toàn quốc.

Lò Cao luyện thép của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Hiện đã có 10 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Hà Tĩnh, gồm: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brunei, Australia, Mỹ, Thái Lan, Lào, Philippines, Trung Quốc, với nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn như: Formosa, Mishubishi , Samsung, Kobel…

Các nhà đầu tư trong nước cũng đã đến với Hà Tĩnh với nhiều công trình, dự án trọng điểm. Điển hình là các tập đoàn: Dầu khí Quốc gia, Than – Khoáng sản Việt Nam, Bưu chính Viễn thông, Dệt may Việt Nam, Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Vincom; các tổng công ty: Lắp máy Lilama, Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn, Phát triển nhà và đô thị, Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC, ….

Cầu cảng tiếp nhận tàu than phục vụ Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng.

Đặc biệt tại Khu kinh tế Vũng Áng, với việc triển khai nhiều dự án lớn trên các lĩnh vực luyện thép, lọc hóa dầu, cảng biển, điện năng đã thu hút nhiều loại hình thương mại dịch vụ đi kèm. Vừa tăng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn vừa tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Với sự phát triển năng động như hiện nay, trong một tương lai gần Khu kinh tế Vũng Áng sẽ trở thành trung tâm năng lượng, trung tâm luyện thép và trung tâm cảng biển lớn nhất cả nước.

Sinh Hương

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP