Dự án đầu tư

Hà Tĩnh: Lạ đời chuyện: Cha làm chủ đầu tư, con thi công dự án!

Để giải quyết nơi ở ổn định cho 120 hộ dân nằm dọc vùng sạt lở hai bên bờ sông Rào Trổ, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có Quyết định số 4016/QĐ-UBND (19/12/2011) về việc xây dựng Khu tái đinh cư (KTĐC) ở xóm Phúc Sơn, xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh.


>> Hà Tĩnh: Tiền tài trợ từ nước ngoài bị rút từ “ vỏ” đến “ruột”

Tuy nhiên đến nay dự án này không chỉ chậm tiến độ mà nó đang bị nhà thầu ra sức rút ruột công trình.
Đã thi công “rùa” còn rút luôn cả ruộtKhu TĐC xóm Phúc Sơn, xã Kỳ Thượng (Kỳ Anh) được xây dựng trên khuôn viên rộng 11 hét-ta, với tổng mức đầu tư xấp xỉ 39 tỷ đồng. Công trình thuộc hạng mục cấp bách về phòng chống bão lụt từ nguồn vốn của Bộ NN&PTNT.Toàn bộ công trình được chia làm 4 gói thầu, với tổng giá trị xây lắp là 24 tỷ đồng. Dự kiến, công trình này sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối tháng 9/2012.Các gói thầu trên được phân chia rất rõ ràng, gói số 1 với giá trị 8,7 tỷ đồng gồm các hạng mục: Thi công tuyến đường số 1 và hệ thống kênh mương thoát nước chạy song song với tuyến đường dài trên 1, 7 km. Gói thầu này do Cty CPXD Lâm Hà thi công; gói số 2, xây dưng tuyến đường 2,3,4 với mức kinh phí trên 8 tỷ đồng, trong tuyến đường của gói thầu này có 2 chiếc cầu, gói này do Cty Hoàng Lam đảm nhận; gói số 3 bao gồm các hạng mục là san lấp mặt bằng và xây nhà văn hóa, giá trị của gói thầu này là 4,2 tỷ đồng; gói cuối cùng là công trình điện với giá trị 2 tỷ gồm: xây dựng móng, cột điện, trạm biến áp 320KVA, 1270m đường dây 35KVA và 3.190m đường dây 0,4 KVA, do Cty CPXD Hoành Sơn (thị trấn Kỳ Anh) đảm nhận.


Phần móng của nhà văn hóa đã bị sụt lúnDự án này được tỉnh Hà Tĩnh giao cho UBND huyện Kỳ Anh làm chủ đầu tư. Do quá trình khảo sát thiết kế hời hợt, nên trong quá trình thi công công trình đã phát sinh thêm rất nhiều hạng mục như, gia cố thêm kè để chống xói mòn, bổ sung cột điện… Đây là màn chữa “ cháy” sau khi phần san lấp mặt bằng cơ bản đã xong nhưng trải qua vài trận mưa đã bị sụt lún xói lên nham nhở. Việc mặt bằng của KTĐC sạt lở đã làm lấp rất nhiều diện tích hoa màu của những hộ dân nơi đây.Trong 4 gói thầu, thì nay gói thầu số 2 mới chỉ hoàn thành khoảng 50% khối lượng. Các gọi còn lại cũng chỉ ở mức 70-80% khối lượng.Ngao ngán với kiểu thi công theo lối rùa bò ông Đinh Văn Biểu, phó Ban Quản lí dự án nói trong bất lực: “Đã nhiều lần thúc dục nhưng nhà thầu cũng chẳng mặn mà với tiến độ’Trong số 4 gói thì gói số 1 cho đến nay phần việc còn lại rất ít. Dù có nhỉnh hơn về tiến độ nhưng chất lượng của gói thầu lại là điều đáng ngại nhất. Dù mới thi công xong nhưng theo quan sát thì nhiều đoạn mương đã lộ rõ những vết nứt. Theo thiết kế, hệ thống thoát nước có mặt cắt chiếu đứng là hình thang cân, kích thước: 0,4 x 0,4 x 1,2m. Thế nhưng phần đáy lớn lại bị hẹp hơn 6 cm. Thế nhưng đó chỉ là chuyện nhỏ so với đáy và xung quanh phần kênh mương lại thiếu hụt 10 cm đá dăm 4x 6 cm theo thiết kế ban đầu.“Trong quá trình chúng tôi kiểm tra thì quả thật có những đoạn thiếu hụt đã dăm theo thiết kế ban đầu. Khi đỗ đường, nhà thầu cũng đã vét đất ở hai bên mép ngoài của đường lên để tạo hình vọoc khoai nhằm giảm bớt khối lương bê tông khi thi công. Trường hợp này chúng tôi đã cùng với khối Mặt trận xã bắt quả tang vài lần”, ông Biểu thừa nhận.


Cánh cửa nhà văn hóa được làm bằng gỗ không đạt chất lượng nên đã bị vênhKhông chỉ có thế, phần mưng đương thì công bằng đá hộc 25 cm cũng bị hổng rất nhiều, nên khi mưa xuống rất dễ dẫn tới sụt lún.Riêng hạng mục nhà văn hóa với diện tích 200m, có giá trị 1, 2 tỷ đồng mặc dù chưa bàn giao nhưng đã cho thấy chất lượng công trình đã có vấn đề. Toàn bộ cánh cửa theo thiết kế phải được làm gỗ dỗi, nhưng nhà thầu lại sử dụng loại gỗ không đạt chất lượng nên hầu hết những cánh cửa nay đã bị vênh, tạo nên kẻ hở rất lớn giữa 2 cánh của với nhau, giữa các cánh cửa với bức tường. Ngoài ra phần nền móng khu vực sân cũng đã nứt nẻ, sụt lún…Nhà thầu thi công gói số 1 là ai?Toàn bộ công trình trên được chủ đầu tư chỉ định thầu. Trong những gói thầu bị rút thì gói số 1 là điển hình. Qua tìm hiểu được biết, đơn vị được chỉ định thầu gói này có mối quan hệ rất mật thiết với Trưởng Ban quản lí dự án, ông Phạm Khắc Dạ- Phó chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh. Cụ thể, giám đốc Cty CPXD Lâm Hà do ông Phạm Văn Bình làm giám đốc. Ông Bình là cháu gọi ông Dạ bằng chú. Hơn thế nữa, ông Phạm Anh Tuấn ( con trai ông Dạ) lại có cổ phần rất lớn trong Cty của ông Bình.


Do khảo sát thiết kế hời hợt nên mặt bằng KTDC cơ bản đã xong nhưng đã bị mưa xói trôi vì không thoát được nước làm hư hỏng rất nhiều diện tích hoa màu của các hộ dân.Theo một số người thì ông Tuấn mới là người thực quyền, ông Bình chỉ là bức bình phong mà thôi.Khi chúng tôi đem vấn đề này trao đổi với ông Dạ thì ông này cho biết: “ Đúng là anh Bình là cháu tôi. Còn các hồ sơ thủ tục chỉ định thầu thì do anh Biểu giải quyết. Tuy nhiên trong quá trình làm thì có những cái này cái nọ, có gì chúng tôi sẽ khắc phục và điều chỉnh”.Từ thực trạng trên cho thấy, việc xây dựng KTDC trên đã không thực hiện đúng theo yêu cầu của nguồn vốn cấp bách như phải đảm bảo tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình mà việc chỉ định thầu cho người nhà đã trái với quy định của Chính phủ.

Tại Khoản 12 Điều 10 luật sửa đổi bổ sung Luật Đấu thầu năm 2009 do Quốc hội ban hành ghi rõ: Nghiêm cấm sắp đặt để cha mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột tham gia các gói thầu mà mình là bên mời thầu hoặc là thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, tổ chuyên gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc là người phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. (Còn tiếp)
Lê Thông – Hà Tuấn Vũ

Tầm Nhìn

  Từ khóa: Cẩm Quan , Xuân Viên

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP