Hà Tĩnh ngày nay

Hà Tĩnh: Ba nhà máy nước sạch vừa xây xong đã… đóng cửa

Thiếu vốn, các hạng mục công trình kém chất lượng, yếu kém về mặt chuyên môn, là những nguyên nhân dẫn đến việc cả 3 nhà máy nước sạch của 3 huyện Lộc Hà, Can Lộc, Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa xây xong đã phải đóng cửa, gây thất thoát lãng phí hàng chục tỉ đồng.

Cả 3 nhà máy nước sạch được xây dựng bằng nguồn vốn từ mục tiêu quốc gia và tiền đối ứng của người dân đóng góp lên đến 28,3 tỉ đồng. Hàng ngàn người dân kỳ vọng sẽ có được nguồn nước sạch để sử dụng, thay cho nguồn nước đang nhiễm xăng, nhiễm phèn, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Nhưng oái oăm thay, khi các công trình trên vừa đưa vào sử dụng đã bộc lộ rõ những yếu kém cả về chất lượng và chuyên môn để rồi đến nay đều phải đóng cửa!

Nhà máy nước xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, được đầu tư số vốn gần 3 tỉ đồng với thiết kế ban đầu là 800.000m3, khởi công và hoàn thành trong năm 2007. Khi công trình vào giai đoạn hoàn thành cũng là lúc nhà máy nước phải đóng cửa và bị bỏ hoang.

Không đủ nguồn vốn nên nhà máy nước xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà đã phải đóng cửa

Không đủ nguồn vốn nên nhà máy nước xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà đã phải đóng cửa

Công trình vừa xây xong đã bị đắp chiếu bởi các hạng mục như đường ống, nhà vận hành nước, ngày càng bị xuống cấp trầm trọng, một số còn bị mất trộm, hư hỏng do không được bảo quản gây thất thoát, lãng phí tiền của nhà nước và người dân.

Nói về sự cố phải đóng cửa nhà máy nước này, ông Hoàng Mạnh Trung Chủ tịch xã Tân Lộc cho biết: “Nguyên nhân nhà máy nước không hoạt động được là do nguồn đối ứng  từ dân không thu được, thời điểm năm 2005 là thời điểm khó khăn nên huy động nguồn vốn từ dân là rất khó khăn, và chưa thu được đồng nào từ dân. Năm 2007 thì xã có vay 600 triệu đồng để làm đường ống nối đến các  hộ dân, nhưng khi họp dân thì không được sự chấp thuận của người dân, nên không thực hiện được”.

Còn nhà máy nước ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc được đầu tư số vốn lớn nhất lên đến 20 tỉ đồng để xây dựng khá hiện đại bằng những trang thiết đắt tiền, với thiết kế ban đầu có công suất đủ cung cấp nước cho 7.400 nhân khẩu. Nhưng khi nhà máy vừa hoàn thành cuối năm 2013, đưa vào vận hành thử thì cũng phải đóng cửa ngay do hệ thống đường ống không đảm bảo, bị hở, nước chảy ra ngoài; trong khi một số đường ống nước được chôn cùng rãnh thoát nước vệ sinh của các hộ dân trên địa bàn.

Nhà máy nước xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc đ

Nhà máy nước xã Thiên Lộc

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Quang, Giám đốc trung tâm nước sạch VSMT tỉnh Hà Tĩnh, cho biết: “Hệ thống đường ống chính dẫn nước được thiết kế bằng nhựa BUPVC và HĐPE và được chôn sâu dưới lòng đất. Quá trình kiểm tra cho thấy chất lượng vật tư tại gói thầu do UBND xã Thiên Lộc thi công  có vấn đề. Hệ thống ống nước, đồng hồ đo đưa vào thi công không ghi rõ chỉ số chất lượng. Trung tâm đã kiểm tra và yêu cầu nhà thầu thay thế khắc phục”.

Cùng chung số phận với 2 nhà máy nước nói trên là nhà máy nước được xây dựng tại xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ. Công trình này được đầu tư 5,3 tỉ đồng và  khởi công xây dựng vào năm 2009, được vận hành năm 2011 cung cấp nước cho 500 hộ dân trên địa bàn xã.Thế nhưng vừa  đưa vào sử dụng  được một thời gian ngắn thì nhà máy nước đã bộ lộ yếu kém về mặt chuyên môn.

Ngoài số tiền được Nhà nước đầu tư, hàng trăm hộ dân sinh sống ở đây mỗi hộ còn phải bỏ ra số tiền 2 triệu đồng để xây dưng nhà máy nước sạch. Vậy mà giờ đây người dân đang phải chịu cảnh đi xin từng xô nước sạch để dùng. Chị Lê Thị Tuyết Nhung trú tại xóm Sơn Quang bức xúc: “Nhà tôi đã nộp 2 triệu đồng để xây dựng nhà máy nước sạch mong được thay cho nguồn nước nhiễm xăng, nhưng mới sử dụng nước được một thời gian ngắn thì nay lại phải quay về dùng nước bẩn trước kia vì nhà máy đã phải đóng cửa”.

Còn nhà máy nước ở xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ thì 

Nhà máy nước ở xã Đức Lạng không vận hành được do máy bơm nước liên tiếp bị cháy

Ông Lê Văn Hiệp, Chủ tịch xã Đức Lạng, cho biết: “Nguyên nhân dẫn đến việc phải đóng nhà máy nước ở đây là do trước lúc thiết kế công trình không tính toán được dòng hải lưu, dòng chảy mạnh của nước sông, dẫn đến hậu quả lượng cát phù sa lớn bồi đắp lấp mất máy bơm. Nên khi vận hành máy bơm đầu bị cháy. Chúng tôi cũng đã cho thay máy bơm mới khác có công suất nhỏ hơn, nhưng rồi cũng bị cháy luôn. Đến tháng 8 năm 2013 đành phải đóng cửa nhà máy nước”.

Vậy đâu là những nguyên nhân chính dẫn đến hoàng loạt nhà máy nước phải đóng cửa, gây thất thoát lãng phí hàng chục tỉ đồng của nhà nước và nhân dân. Hiện tại các nhà máy đang xuống cấp, hư hỏng dần trong khi hàng nghìn hộ dân vẫn phải dùng nguồn nước bẩn.

Anh Tấn (Theo Dân Trí)

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP