Di tích Phôi Phối – Bãi Cọi nằm trong thung lũng của dãy núi Hồng Lĩnh, là một cồn cát rộng 800m, dài khoảng 1km chạy theo hướng Đông – Tây. Đây là khu di tích phân bố trên địa bàn rộng và tồn tại hàng trăm năm (trong khung niên đại khoảng 2.500 – 2.000 TCN). Di tích Phôi Phối – Bãi Cọi được phát hiện vào đầu năm 1974 và được phép khai quật năm 1976.
Lãnh đạo Sở VH-TT&DL, huyện Nghi Xuân tham quan phòng trưng bày các hiện vật được tìm thấy tại Di tích Phôi Phối – Bãi Cọi . |
Qua nhiều đợt khảo sát điền dã, các đoàn chuyên gia khảo cổ học đã phát hiện các hiện vật đa dạng về chất liệu như đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, đồ thủy tinh, đồ đất nung, đồ gốm… Trong đó, các nhà khảo cổ phát hiện nhiều ngôi mộ đặc trưng với hai kiểu táng thức là mộ chum, bình và mộ đất.
Các nhà khảo cổ phát hiện nhiều ngôi mộ đặc trưng với hai kiểu táng thức là mộ chum, bình và mộ đất. |
Di tích Phôi Phối – Bãi Cọi có sự giao thoa và hội tụ của văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đông Sơn (tính trội thuộc về văn hóa Sa Huỳnh) và ẩn chứa nhiều giá trị của văn hóa Tùy – Đường, văn hóa các giai đoạn Lý – Trần – Lê…
Việc công nhận Di tích lịch sử quốc gia cho Di tích Phôi Phối – Bãi Cọi tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các đợt điền dã, khai quật, tạo định hướng mới trong quá trình nghiên cứu địa bàn, không gian cư trú của các nền văn hóa cổ.
Mai Phương – Quang Sáng