Khi dịch Covid-19 bùng phát, số người chết ở Trung Quốc tăng lên từng ngày. Cô Trần bắt đầu lo lắng và suy nghĩ về cuộc sống. Cô nhắn tin với người bạn thân của mình và quyết định lập di chúc.
Cô đến văn phòng công chứng Tích Thành, Chiết Giang để nhận giúp đỡ. Trong di chúc, ngoài việc để lại bất động sản cho cô bạn thân, Trần còn đề nghị người thực hiện ý nguyện hiến xác của cô là Phạm. Bởi cô lo lắng bố mẹ sẽ không đồng ý cho cô hiến xác y học.
Số người để lại di chúc tăng cao trong những năm gần đây. Ảnh The Paper |
Thực hiện đầy đủ các bước như nhận dạng khuôn mặt, đánh giá tinh thần và viết di chúc ngay tại chỗ, Trần được thu thập thêm dấu vân tay, quay video toàn bộ quá trình niêm phong di chúc. "Tôi rất yên tâm khi di chúc của mình được thực hiện bài bản và chuyên nghiệp như vậy", cô gái 28 tuổi chia sẻ.
Ngày nay, giới trẻ Trung Quốc có trình độ văn hóa cao, có tầm nhìn và hiểu biết về pháp luật. Khi thấy bạn bè hay đồng sự gặp sự cố thương vong bất ngờ, họ đã nghĩ đến vấn đề tài sản cá nhân nếu không may gặp rủi ro, từ đó nảy sinh ý nghĩ lập di chúc.
Do vậy, quan niệm chỉ những người già mới lập di chúc đã trở nên cũ, việc nhiều bạn trẻ viết di chúc dần trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, đa phần họ là để lại cho người thân, chứ ít để lại tài sản cho người không cùng huyết thống như cô Trần. Và tài sản họ để lại cũng vô cùng đa dạng từ Garage Kit (mô hình lắp ráp bằng nhựa), đầm Lolita, quốc phục, thậm chí là mô hình tàu thủy hay cả tài khoản QQ...
Tác giả: T.Linh (T/h)
Nguồn tin: doisongplus.vn