Sau 6 năm triển khai di dân tái định cư nhưng nghịch lý là trong lòng hồ công trình Thủy lợi Ngàn Trươi- Cẩm Trang vẫn còn nhiều lều bạt, lán trại người dân sinh sống.
Bà Lê Thị Xuân chăn nuôi đàn gà hàng chục con để trang trải cuộc sống gia đình.
Không điện, đường, trường, trạm…, cuộc sống của họ trở nên lay lắt, biệt lập với bên ngoài.
Sống cách xa chợ, thị trấn Vũ Quang gần 30km, thức ăn hàng ngày của người dân mang đậm hương vị núi rừng.
Hơn 800 hộ dân trong diện di dời nhưng thật trớ trêu là một số ông già, bà lão ở xã Hương Quang vẫn chưa chịu cất bước ra đi nhường đất, trả lại mặt bằng cho dự án.
Tương lai sẽ như thế nào với những đứa trẻ sinh ra giữa vùng rừng núi biên giới Việt- Lào?
Trong tận “hang cùng, ngõ hẻm” hàng quán vẫn được dựng lên để phục vụ người đi rừng.
Tại khu vực bản Kim Quang, xã Hương Quang cũ nhiều diện tích ngô, sắn của người dân gieo trồng đang phát triển tốt.
Rất nhiều trâu thả rong trong rừng, một tài sản lớn của người dân tái
định cư chưa thể đưa về nơi ở mới.
Mặc dù đã di dời đến khu tái định cư mới, nhưng hằng ngày chị Trần Thị Diên ở xã Hương Quang vẫn trở lại nơi ở cũ để thu gom vật nuôi còn sót lại trong rừng.
Không ít người phải dùng Khùa làm mồi nhử để bắt trâu, bò thả rong.
Mùa mưa lũ đang đến rất gần, công trình đầu mối hồ chứa nước Ngàn Trươi trong giai đoạn chặn dòng tích nước, tỉnh Hà Tĩnh cần có các biện pháp đủ mạnh để di dời hết toàn bộ người dân ra khỏi vùng lòng hồ.
CTV Văn Chương/VOV.VN