Ngư dân Hà Tĩnh được mùa tép biển

Những ngày cận Tết Nguyên đán, nhiều ngư dân ở các vùng bãi ngang ven biển của tỉnh Hà Tĩnh khai thác tép biển được mùa lớn (còn gọi con ruốc vì phần lớn tép ở đây được đem làm ruốc). Chỉ sau vài ngày đi biển về cập bến cảng, trên khoang thuyền của họ luôn đầy ắp tép tươi rói.

Tìm ra nguyên nhân lúa giống VTNA2 không nảy mầm

Như Báo đã phản ánh về vụ việc Tổng Cty CP vật tư nông nghiệp (TCty VTNN) Nghệ An cung ứng hàng chục tấn lúa giống VTNA2 cho nông dân Hà Tĩnh sản xuất vụ xuân 2014 nhưng tỷ lệ nảy mầm kém, ngày 20-1, UBND tỉnh xác nhận đã yêu cầu các cơ quan chức năng phải báo cáo quy trình kiểm tra giống lúa này. Đồng thời, UBND các địa phương phải làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân liên quan, báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 25-1.

Thạch Kim mùa tép biển

Ngay từ sáng tinh mơ, khi chưa rõ mặt người thì ở cảng cá Thạch Kim đã tấp nập kẻ mua, người bán. Có mặt ở đây từ sáng sớm, chúng tôi cảm nhận được sự phấn khởi của bà con ngư dân khi năm nay tép vừa được mùa, vừa được giá. Phải đợi một lúc lâu, khi đã bán với lượng tép vừa đánh được tối qua, anh Nguyễn Văn Lý – một người dân địa phương mới có chút thời gian rảnh trò chuyện với chúng tôi.

Sẽ bồi hoàn tiền giống và… tiền lãi cho nông dân

Thừa nhận sự cố cung ứng giống lúa VTNA2 chất lượng nảy mầm kém trên địa bàn Hà Tĩnh, phía Tổng Công ty cung ứng đã xem đó là một bài học đắt giá và chấp hoàn trả lại tiền giống cho nông dân, kể cả việc tính theo lãi suất ngân hàng.

Hà Tĩnh: Làng nghề hối hả vào vụ Tết

Mờ sáng, dòng người từ khắp nẻo đường hướng về thị trấn Đức Thọ mỗi lúc một đông. Tiếng gọi nhau í ới, xe cộ ra vào tấp nập khiến không gian yên bình của làng quê ven sông La nhộn nhịp hẳn lên. Hòa vào dòng người hối hả, chúng tôi tìm đến cơ sở sản xuất bún của anh Trần Minh Khôi – một trong những cơ sở sản xuất bún quy mô nhất ở đây.

Làng Chè (Sơn Kim 2) hồi sinh kỳ diệu sau lũ quét

1. Cơn lũ quét khiến ngôi nhà anh Đặng Quốc Huy ở xóm Làng Chè bị sụp đổ hoàn toàn, mọi thứ trong nhà bị cuốn trôi hoặc hư hỏng. Thời điểm ấy gia đình anh đã rơi vào cảnh tuyệt vọng cùng cực.

Hà Tĩnh: Nông dân kêu trời vì giống lúa làm… thóc cho gà

Hàng ngàn hộ nông dân tại Hà Tĩnh đang “kêu trời” và vô cùng bức xúc sau khi mua giống lúa VTNA2 với giá đắt đỏ nhưng khi đưa vào sản xuất thì giống nảy mầm rất kém, không thể sử dụng. Ngành nông nghiệp tỉnh nhà đang ráo riết thu hồi lại giống lúa “dởm” này.

Hà Tĩnh: Người trồng rau “khóc” vì giá

Cận Tết, giá thực phẩm thiết yếu, đặc biệt là các loại rau, củ, quả được nhiều người dân quan tâm. Người trồng rau ở các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh đang “khóc ròng” vì giá bán rau từ gốc thì rẻ như bèo trong khi giá rau tới tay người tiêu dùng, vào nhà hàng thì vẫn đắt đỏ.

Lộc Hà: Bổ cứu tình hình sản xuất Vụ Xuân 2014

Triển khai sản xuất vụ xuân 2014 trên địa bàn huyện Lộc Hà đến thời điểm này gặp rất nhiều khó khăn, mạ xuân trung đã bắc nhưng gặp rét đậm kéo dài gây chết cục bộ, diện tích mạ chết từ 10 – 50% hơn 40 ha, mặt khác theo dự báo của khí tượng thủy văn Trung Ương đầu tháng 01/2014 có đợt rét đậm bổ sung kéo dài khoảng 10 ngày. Vì vậy mạ Xuân trung có khả năng tiếp tục bị chết rét. Để bổ cứu trình hình sản xuất cho bà con nông dân nhằm đảm bảo lượng mạ cấy hết diện tích theo kế hoạch, Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng huyện bổ cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm khắc phục và hạn chế ảnh hưởng của rét đậm gây ra trên địa bàn huyện:

Xuân Hải: Rộn niềm vui xã nghèo ven biển

Tết đơn sơ Đến Xuân Hải đúng ngày mưa, chúng tôi mới thấy hết cảnh nghèo khó của làng quê ven biển. Con đường lầy lội bùn đất dẫn vào xã càng khắc sâu vẻ đìu hiu, lạnh lẽo ở nơi được xem là nghèo nhất miền Trung. Nếu bên kia cầu Bến Thủy, không khí đón xuân đã hiển hiện trên khắp các con đường, góc phố thì ở bên này, người dân vẫn đang mải miết việc đồng áng, hoặc phiêu bạt ở mãi những miền xa để mong có tiền về sắm tết. Vuốt khuôn mặt đẫm nước, ông Dương Văn Xanh – Bí thư xã Xuân Hải cho biết, cả xã có hơn 1.200 hộ dân thì có đến 117 hộ nghèo và 931 hộ cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Năm nào vào dịp cận tết, UBND cũng tổ chức chương trình giao lưu nối vòng tay nhân ái nhằm kêu gọi mọi người hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt. Nhưng do nghèo khó là tình trạng chung của cả xã nên việc ủng hộ chẳng được là bao. “Người dân ăn tết đơn giản lắm, chủ yếu bằng tinh thần. Rồi mùng 4, mùng 5 đã bắt tay vào sản xuất vụ Đông Xuân”.

Thạch Mỹ: Nhộn nhịp sản xuất hương phục vụ Tết Nguyên đán 2014

Tranh thủ thời tiết hanh nắng rất thuận lợi cho việc phơi hong sản phẩm hương, những ngày này vợ chồng anh Lê Văn Quế ở thôn Báo Ân, xã Thạch Mỹ huyện Lộc Hà tích cực đẩy mạnh việc sản xuất để mong kịp đáp ứng nhu cầu hương thắp tết nguyên đán 2014 sắp tới gần. Nhờ mua sắm được một số máy móc để xe hương thành phẩm nên quá trình sản xuất của gia đình anh Quế ngày càng gặp nhiều thuận lợi. Không chỉ giúp giảm được thời gian, nhân công, mà sản lượng làm ra ngày càng càng tăng lên. Tính trung bình trong tháng cao điểm này, một ngày gia đình anh Quế có thể làm từ 4 – 4,5 vạn cây hương. Anh Quế tâm sự: Từ nhỏ, tôi đã quen với các phần việc làm hương. Nhưng phải đến 1993, sau khi lấy vợ, quê ở 1 vùng làm hương có tiếng ở Nam Định thì tôi mới thực sự chuyên tâm với nghề này. Trên cơ sở phát huy nghề truyền thống của cha ông, vợ chồng tôi đã học hỏi thêm kinh nghiệm quyết tâm mở mang sản xuất. Từ một hộ nghèo, sau 20 năm chuyên tâm đến nay gia đình tôi đã có cơ ngơi khang trang, con cái được họcc hành đến nơi đến chốn. Mấy năm gần đây, nghề làm hương đã mang về cho gia đình thu nhập bình quân trên trăm triệu đồng sau khi đã trừ các khoản chi phí…

Sản xuất rau an toàn ở Cẩm Bình

Nhận thấy trồng lúa khó cho thu nhập cao, tháng 5/2012, nhiều hộ dân thôn Đông Vinh thành lập HTX trồng rau, quả sạch để cải thiện thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Sơn Thịnh cần chiến lược phát triển nghề thủ công

Xã Sơn Thịnh có 3 chợ, trong đó chợ Bè là một trong những chợ có đầy đủ các mặt hàng như tre, củi, nứa, giang, mây, lá cọ…; chợ Cồn Bàng nằm bên bờ sông Ngàn Phố thuộc xóm Thịnh Lợi, họp vào buổi chiều tất cả các ngày với sản phẩm bày bán là đặc sản cây trái như chuối, cam, bưởi, ruốc, nước mắm, chè, gạo, cá biển; chợ Cồn Bãi nằm giáp giữa Thịnh Long và Thịnh Lợi, chuyên bán các đồ hàng đan như nong, nia, thúng mủng… và một số sản phẩm khác. Tùy theo lợi thế của chợ và khả năng, hoàn cảnh mỗi gia đình để người dân phát triển nghề của mình. Người dân Sơn Thịnh “tự cứu mình” bằng nghề đan lát, làm bánh đúc, bánh đa, kẹo cu đơ, kẹo lạc khuôn… hay nghề chạy chợ là nhờ đưa hàng của quê mình sang vùng khác rồi lấy hàng từ địa bàn khác về bán. Theo anh Lê Văn Hiền – cán bộ phụ trách văn hóa xã, trước đây, Sơn Thịnh có xưởng sứ chuyên sản xuất bát ăn cơm. Từ năm 1960-1981, hàng trăm gia đình Sơn Thịnh chuyển từ hình thức làm trong gia đình sang các HTX tiểu thủ công nghiệp, có sự điều hành của chủ nhiệm HTX và sự quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương. Sơn Thịnh đã hình thành các HTX làm quạt giấy bằng nan tre hoặc nan sừng (sừng trâu, bò). Thời kỳ vàng son nhất của Sơn Thịnh đó là HTX Minh Thịnh phát triển với nghề thảm và mành cọ mét xuất khẩu sang các nước Đông Âu. Xã Sơn Thịnh hiện có 2.560 nhân khẩu, 538 hộ với 235 ha đất nông nghiệp. Do quỹ đất nông nghiệp quá hạn hẹp và thâm canh năng suất không bằng các xã khác nên hiện nay, khoảng 70% dân Sơn Thịnh sống bằng nghề thủ công và dịch vụ – thương mại. Điều vượt trội nhất để phát triển kinh tế đó là Sơn Thịnh – một xã có văn hóa. Nhờ sống có văn hóa nên đã tạo được môi trường lành mạnh trong đảm bảo an ninh thôn xóm. Ông Lê Văn Cường – Chủ tịch UBND xã cho biết: “Trong cuộc sống, nẩy sinh không ít hiềm khích, đố kỵ khi thấy người khác năng động trong làm ăn, nhưng ở Sơn Thịnh thì khác hẳn, nếu ai làm ăn chân chính có thu nhập cao thì nhân dân rất phấn khởi, tự hào, chính vì thế, thi đua trong phát triển kinh tế đã tạo nên sức hút cho cả làng”. Nhờ nghị lực lớn và chịu khó xoay xở nên từ năm 1991, sau khi HTX Minh Thịnh giải thể vì Đông Âu sụp đổ, hàng xuất khẩu tắc, các xã viên đã chuyển sang nghề đan lát các sản phẩm như: nong, nia, thúng mủng, rổ rá, lá cót và cả những sản phẩm khác kỳ công hơn khi khách có nhu cầu. Nghề đan ở đây không chỉ phụ nữ, đàn ông, trẻ em tham gia mà người cao tuổi và người tàn tật cũng khéo tay làm nên sản phẩm. Cụ Nguyễn Hân năm nay đã 75 tuổi, nhưng hàng ngày vẫn cặm cụi đan lát. Cụ Hân tâm sự, nghề đan tuy vất vả, nhưng là nghề yêu thích nhất của cụ, đặc biệt là khi sản phẩm làm ra đẹp, chắc, bền, được khách hàng ưa chuộng. Nhờ nghề đan mà cụ nuôi con khôn lớn, trưởng thành. Còn chị Hà Thị Liên, cụt cả 2 chân do tai nạn lao động, năm nay đã bước sang tuổi 70 vẫn lúc nằm, lúc ngồi đan trên giường và dạy con trai đan giỏi. Ngoài nghề đan, một số người có vốn khá hơn thì làm bánh đa, bánh đúc. Một thanh niên mạnh dạn làm đậu phụ và kết hợp nuôi lợn đã tạo được cuộc sống khá giả, xây nhà, mua sắm đầy đủ các phương tiện sinh hoạt. Vợ chồng anh Nguyễn Hùng (xóm Bình Thịnh) nổi tiếng về làm kẹo cu đơ. Nhờ có bí quyết mà kẹo của anh Hùng đã có khách hàng từ Hà Nội, Sài Gòn, Nghệ An và trong tỉnh tới đặt hàng tại nhà. Hàng năm, gia đình anh Hùng phải cất trữ từ 3-4 tấn lạc và hàng trăm lít mật mía nguyên chất. Thu nhập bình quân của gia đình anh Hùng từ 8-9 triệu đồng/tháng. Các gia đình khác làm nghề thủ công từ 3-4 triệu đồng/tháng. Hộ đan lát nhiều sản phẩm và tiêu thụ hàng nhanh cho thu nhập từ 5-7 triệu đồng/tháng. Tâm sự với chúng tôi về nghề truyền thống xã Sơn Thịnh, ông Lê Văn Cường lấy làm tiếc về quá khứ huy hoàng của những mô hình như HTX Minh Thịnh ngày xưa. Ông Cường cho rằng: Những nhà đầu tư nào có vốn và tìm được “đầu ra”, đặc biệt làm sản phẩm thủ công xuất khẩu, xã sẽ tạo mọi điều kiện khuyến khích. Ông Cường chia sẻ: Việc làm ăn riêng lẻ như hiện nay vừa manh mún, vừa thu nhập thấp. Quan tâm đến lợi ích của dân và tăng sản phẩm cho xã hội, đặc biệt là phát huy năng lực kỹ thuật, nghề đan truyền thống của Sơn Thịnh cần được các ngành, các cấp nghiên cứu và hoạch định chiến lược. Phan Thế Cải (Baohatinh.vn)

Sức sống làng Thiện Nộ 2 – Cẩm Quan

Làng Thiền Nộ 2 – xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên) là vùng bán sơn địa. Với diện tích hơn 100 ha đã có gần 200 hộ dân với khoảng 1.000 nhân khẩu. Do ruộng đất ít lại xen lẫn núi đồi, sông suối nên lâu nay mặc dầu đã được cấp trên hỗ trợ, song cuộc sống của bà con nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn.

BÀI ĐỌC NHIỀU

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cửa Dương đầu thú khai nhận hối lộ 2 tỷ đồng

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc (Kiên Giang), sáng 15/5, Cơ quan CSĐT (Văn phòng Cơ quan CSĐT) Công an tỉnh Kiên Giang đã hoàn tất thủ tục tiếp nhận Trần Văn Việt (SN 1975, thường trú: tổ 2, ấp Khu Tượng, xã Cửa Dương, TP Phú Quốc, Kiên Giang), Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cửa Dương đến đầu thú, khai nhận hành vi nhận hối lộ

Những việc quan trọng nhất định phải làm trước khi dọn về nhà mới

Ở nhà mới là bắt đầu một cuộc sống mới tại một nơi ở mới nên gia chủ cần hiểu rõ những điều nên làm dưới đây để khi về nhà mới sẽ tránh những vận rủi không đáng có xảy ra.,phong thủy, phong thủy nhà ở, dọn nhà, điều cần làm trước khi dọn về nhà mới

Hà Tĩnh: đốt rơm rạ tràn lan, khói bụi bủa vây quốc lộ 1A

Hiện nay, người dân tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa vụ Xuân. Vậy nhưng, tại nhiều đồng ruộng ở huyện Can Lộc việc đốt rơm rạ xảy ra tràn lan, khói bụi bủa vây quốc lộ 1A, gây mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường.

Nem chua lọt top các món cay ngon nhất thế giới

Chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas công bố danh sách 54 món ăn với ớt ngon nhất thế giới. Nem chua là đại diện ẩm thực duy nhất đến từ Việt Nam, đứng thứ 52.

Hoàn thành 1.000 ngôi nhà mới tặng đồng bào khó khăn tỉnh Hà Tĩnh

Từ nguồn vận động tài trợ của Bộ Công an cùng các nguồn khác, Ban chỉ đạo 630 tỉnh Hà Tĩnh đã hoàn thành xây dựng 1.000 căn nhà mới cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở. Kinh phí xây dựng mỗi căn hơn 87 triệu đồng, trong đó nguồn Bộ Công an vận động tài trợ 50 triệu đồng, nguồn Quỹ cứu trợ tỉnh Hà Tĩnh 20 triệu đồng và kinh phí địa phương cấp huyện, xã 17,248 triệu đồng.

TOP