Ngư dân kêu trời vì tàu thuyền mắc cạn ở Cửa Sót

Cửa Sót xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) là nơi có hàng trăm tàu thuyền ra vào neo đậu mỗi ngày. Tuy nhiên, thời gian gần đây cửa lạch bị bồi lấp mạnh khiến tàu thuyền liên tục mắc cạn, cản trở việc ra khơi, cập bến, ảnh hưởng đến việc làm, đời sống của những người mưu sinh nghề biển.

Xây nhà tránh lũ cho vùng “rốn lũ”: Kỳ I – “Rốn lũ” Sơn Thịnh

LTS: Trong những chuyến công tác, phóng viên Báo Xây dựng đã có dịp đến một số “rốn lũ” của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung. Đây đều là những khu vực thường xuyên phải gánh chịu bão lũ. Đến hẹn lại lên, lũ về nhấn chìm nhà cửa, ruộng vườn, cuốn phăng tài sản, vật nuôi và cả tính mạng con người. Người nghèo vốn đã nghèo vì bão lũ lại càng kiệt quệ.

Sơn Kim 2: Đổi đời nhờ trồng chè

Với hơn 1ha trồng chè, mỗi năm gia đình anh Phan Đình Nhàn ở thôn Làng Chè, xã Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh thu trên 140 triệu đồng.

Sản xuất rau an toàn, hướng phát triển cho nông nghiệp thành phố

Những năm qua, thành phố đã quy hoạch các vùng chuyên canh rau hoa,  xây dựng mô hình sản xuất rau củ quả an toàn thực phẩm theo hướng thực hành nông nghiệp tốt, (gọi tắt và VietGAP) tại xã Thạch Môn và xã Thạch Hạ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho  người dân,  mở ra định hướng phát triển mới cho nông nghiệp thành phố.

Xây dựng thương hiệu cho rau, củ, quả Hà Tĩnh

Đến nay tổng diện tích rau, củ, quả sạch, an toàn trên đất cát hoang hóa bạc màu ven biển đã phát triển lên 19,5ha, trên quy mô 4 xã thuộc hai huyện: Thạch Hà, Cẩm Xuyên. Ngay từ khi bắt đầu khảo nghiệm đến phát triển nhân ra diện rộng đã thu hút các doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ cá thể và các tổ chức tham gia. Từ đây xuất hiện mô hình liên kết: Nhà nước, Nhà khoa học, Doanh nghiệp và hộ dân cùng đầu tư sản xuất, tạo nên chuỗi giá trị kinh tế cao.

Giao đất, giao rừng cho các hộ vùng tái định cư Kỳ Anh: Vướng “toàn tập”

Nói về những khó khăn trong việc giao khoán diện tích này, ông Võ Xuân Sơn – Trưởng BQL Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh cho biết: “Trong các hộ đã được nhận giao khoán này chỉ có 19 trường hợp có hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, số còn lại chưa đảm bảo nên khi tiến hành giao khoán thì gặp nhiều vướng mắc liên quan đến vấn đề hồ sơ, thủ tục pháp lý. Mặt khác, các hộ này lấy lý do trước đây họ ký hợp đồng giao khoán với Công ty CP Nông lâm sản Hà Tĩnh nên nay chúng tôi không đủ tư cách pháp nhân thanh lý hợp đồng…”.

Hiệu quả bước đầu từ mô hình Liên kết 4 nhà ở Sơn Lộc

Để đưa được giống ớt cay xuất khẩu SVO2 vào trồng thử trên vùng đất đồi bãi khô cằn xưa nay chỉ trồng được 1 vụ ngô bấp bênh, buổi đầu xã Sơn Lộc đã giao cho hội phụ nữ tổ chức tuyên truyền vận động 52 gia đình cán bộ, hội viên gương mẫu đi đầu. Được công ty Á Châu ở thành phố Vinh   trợ giúp về giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; Trung tâm ứng dụng KHKT & Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Can Lộc phối hợp với Công ty Á Châu trực tiếp tập huấn và thường xuyên bám sát hướng dẫn kỹ thuật canh tác nên mặc dù giai đoạn đầu triển khai gặp thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài nhưng đến nay cánh đồng ớt của Sơn Lộc đã và đang sinh trưởng, phát triển tốt, mỗi gốc cho từ 40 – 50 quả, nhiều quả dài đến 17 cm, hiện nay ớt đã chín bói và chuẩn bị cho thu hoạch lứa đầu.

Thạch Hội: Một triệu đồng làm nên nghiệp lớn

Với 1 triệu đồng vay mượn, sau 3 năm, vợ chồng anh chị Nguyễn Văn Tam – Nguyễn Thị Triển (xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã gây dựng được gia trại nuôi chim bồ câu trên 800 con, thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Hà Tĩnh: Phát triển NTTS, một nội dung quan trọng trong tái cơ cấu nông nghiệp

Nuôi trồng thủy sản là một nghề truyền thống gắn liền với nông dân Can Lộc. Cùng với trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, NTTS đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và phát huy hết các tiềm năng, lợi thế của điều kiện tự nhiên, xã hội vào phát triển kinh tế. Sản phẩm từ cá nước ngọt, ếch, ba ba…  đã đáp ứng tốt nhu cầu của người dân trên địa bàn cũng như được thị trưởng ở TP Hà Tĩnh, TX Hồng lĩnh đánh giá cao.

Nghi Xuân: Chủ tịch xã đi đầu trong chăn nuôi liên kết

Về xã Xuân Mỹ (Nghi Xuân), hỏi đến Chủ tịch xã Lê Văn Bình, mọi người không chỉ biết đến vai trò và những dấu ấn trên cương vị Chủ tịch UBND xã của anh mà còn nể phục, noi gương trong việc tìm hướng làm ăn, phát triển kinh tế gia đình. Mô hình chăn nuôi theo hình thức liên kết của ông đã và đang được khẳng định là một hướng đi đúng, phát huy hiệu quả về nhiều mặt và từng bước được nhân rộng tại địa phương…

Hà Tĩnh: Được mùa vụ cá Bắc

Như món quà ông trời ban tặng, vụ cá Bắc năm nay được xem là “mùa vàng” của ngư dân Hà Tĩnh. “Lộc biển” đã về trong niềm hân hoan của mọi người, mọi nhà. Đâu đâu cũng ánh lên niềm vui, nét mặt rạng ngời của những người con đất biển.

Hương Sơn: Niềm vui mùa cắt lộc hươu

Đã một thời cơn sốt nuôi hươu lấy lộc chùng xuống vì giá cả, dịch bệnh và nhiều yếu tố khác khiến người nuôi hươu ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) gần như phải khuynh gia bại sản. Thế nhưng vài năm trở lại đây, người nuôi hươu đã có được niềm tin trở lại khi giá trị nhung hươu đang lên. Những đàn hươu lại được nuôi, lộc nhung hươu lại được cắt và niềm vui no ấm đang dần lan tỏa khắp các địa phương này. Mùa cắt lộc lại về, rộn ràng no ấm cả núi rừng Hương Sơn.

BÀI ĐỌC NHIỀU

Bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie tấn công tử vong

Ngày 21/11, lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc đau lòng khi một bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie tấn công dẫn đến tử vong.

TOP