Tại Colombia, có rất nhiều trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm virus Zika, song chỉ có hơn 30 trường hợp não nhỏ. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra các bằng chứng xác thực về nguy cơ, mối liên quan giữa chứng não nhỏ với virus Zika.
Dù vậy, Thứ trưởng cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu có biểu hiện sốt, phát ban, triệu chứng viêm kết mạc thì lập tức đến các cơ sở y tế để được làm xét nghiệm, theo dõi. Ông khuyên không phải tất cả phụ nữ mang thai đều đổ dồn đến bệnh viện để xét nghiệm, mà chỉ khi có các biểu hiện bệnh.
Các triệu chứng của bệnh virus Zika có thể được điều trị bằng thuốc hạ sốt và giảm đau thông thường, bệnh nhân nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu hay văcxin cho bệnh này.
Thứ trưởng Long nhận định, nguy cơ lây virus Zika tại Việt Nam hiện nay, đặc biệt tại Khánh Hòa và TP HCM nơi có 2 ca bệnh đầu tiên là rất cao. Việt Nam đã ghi nhận bệnh nhân Zika, véctơ truyền bệnh là muỗi Aedes rất phổ biến. Hơn nữa, virus này chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu.
Cách phòng bệnh tốt nhất đối với virus Zika và các bệnh khác do muỗi truyền như sốt xuất huyết, sốt vàng… là tránh bị muỗi đốt. Người dân được khuyến cáo sử dụng thuốc chống côn trùng, mặc quần áo (tốt hơn là màu sáng) che càng kín cơ thể càng tốt; sử dụng các rào cản vật chắn như lưới chống muỗi, đóng kín cửa ra vào và cửa sổ; ngủ màn. Ngoài ra, cần đổ hết nước, làm sạch hoặc đậy kín các thùng chứa nước như xô, chậu hoa hoặc lốp xe cũ, để loại bỏ những nơi muỗi có thể sinh sản.
Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương triển khai tất cả biện pháp đối phó để hạn chế mức độ thấp nhất lây lan virus Zika. Việt Nam đang bước vào mùa mưa, mùa cao điểm mà muỗi lưu hành và phát triển.
Bác sĩ Trần Danh Cường, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương khuyên thai phụ