Di tích - Thắng cảnh

Hé lộ nền văn hóa Bãi Cọi, Hà Tĩnh

Đoàn khảo cổ học Bảo Tàng lịch sử Việt Nam đã phát hiện được 16 cụm mộ với nhiều bức hiện vật quý hiếm với các chất liệu điển hình như: đá, đồng, sắt, thuỷ tinh… tại di tích Bãi Cọi. Trong đó có 14 mộ huyệt đất, một mộ chum và một mộ bình.


Chiều ngày 26/3, Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Bảo Tàng lịch sử Việt Nam, Cục Di sản văn hoá Việt Nam công bố kết quả khai quật di tích Bãi Cọi, tại xóm 1, thôn 9, xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) theo Quyết định của Bộ VH-TT&DL.
Chính thức khai quật từ tháng 12/2008 đến tháng 1/2009, trên tổng diện tích là 160 m2 tại 7 hố, đoàn khảo cổ học Bảo Tàng lịch sử Việt Nam đã phát hiện được 16 cụm mộ, trong đó có 14 mộ huyệt đất, một mộ chum và một mộ bình. Các mộ được chôn theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Tại 7 hố khai quật này đã thu được rất nhiều bức hiện vật quý hiếm với các chất liệu điển hình như: đá, đồng, sắt, thuỷ tinh, đất nung và gốm… Sau khi khai quật và chỉnh lý hiện vật các nhà khoa học thuộc Bảo Tàng lịch sử Việt Nam và chuyên gia Cục Di sản văn hoá Việt Nam bước đầu kết luận di tích Bãi Cọi có bề dày văn hoá truyền thống cách đây 2000 năm, với rất nhiều bức hiện vật quý hiếm, nếu như được bảo vệ tốt và tiếp tục thám sát khai quật công phu, sâu rộng sẽ phát hiện ra thêm nhiều giá trị vô giá của nền văn hoá cổ xưa.

Trước đây Bãi Cọi là một bãi cát lớn kéo dài theo hướng Đông – Tây khoảng 1km, rộng khoảng 800 m, một thời gian dài từng bị mất hút trong văn liệu khảo cổ và được xem là khu đệm văn hoá Đông Sơn và Sa Huỳnh. Tuy nhiên kết quả khai quật vừa qua đã mở ra một góc nhìn hoàn toàn mới. Đây là một nền văn hoá riêng có thể đặt tên là văn hoá Bãi Cọi.
Hải Triều

Datviet

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP