Giờ Giải Lao

Xem cảnh lắp ráp cầu nổi tiếng ở Đà Nẵng

Cầu Rồng, một cây cầu bắt qua sông Hàn sau hơn 2 năm khởi công xây dựng đã bắt đầu hình thành vóc dáng với hình thế con rồng ngủ yên bỗng dưng một ngày thức dậy uốn lượn vươn lên.

Những hình ảnh về quá trình xây dựng, lắp ghép cầu Rồng tại Đà Nẵng:





Vũ Trung





cầu Rồng Đà Nẵng




cầu Rồng Đà Nẵng

Phối cảnh dự án cầu Rồng.

cầu Rồng Đà Nẵng

cầu Rồng Đà Nẵng

cầu Rồng Đà Nẵng

cầu Rồng Đà Nẵng





Cầu Rồng được khởi công 19/7/2009, với tổng vốn đầu tư: 1.498.684.000.000 đồng. Hồ sơ Bản vẽ Thiết kế kỹ thuật do Liên danh các công ty THE LOUIS BERGER, AMMAN&WHITNEY và Công ty CP Tư vấn đầu tư và phát triển công nghệ 533 thực hiện.


Dự án gồm hai gói thầu xây lắp chính là gói 1A và 1B. Gói thầu 1A_xây dựng cầu dẫn phía Đông, hệ cọc khoan nhồi cầu chính đã hoàn thành và đã quyết toán, gói thầu 1B_Thượng bộ cầu chính do Liên danh Tổng Công ty XDCT GT 1 và Tổng Công ty xây dựng cầu đường Quảng Tây thi công triển khai từ tháng 8/2010.Cầu Rồng được xây dựng với quy mô vĩnh cửu; tải trọng thiết kế và các tác động tuân thủ theo Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05 có tổng chiều dài cầu: 666,54m, gồm có 5 nhịp chính và 3 nhịp dẫn; khổ rộng cầu, bao gồm: làn xe chạy: 6 x 3,75m + 4 x 0,5m = 24,5m, vỉa hè: 2 x 2,5m = 5m (chưa kể gờ lan can và trang trí), dải phân cách: 6m; khổ thông thuyền: theo phương đứng H = 7m, theo phương ngang B = 50m.


Về kết cấu nhịp: phần nhịp chính có chiều dài là 592m với 2 nhịp hai đầu là hộp bê-tông cốt thép dự ứng lực, thi công bằng phương pháp đổ tại chỗ trên đà giáo; 3 nhịp giữa là dầm hộp thép liên tục được treo vào các vòm thép bên trên thông qua hệ thống cáp treo; mặt cắt ngang là dầm bản rỗng bê-tông cốt thép ứng suất trước.


Mố trụ bằng bê-tông cốt thép đặt trên hệ móng cọc khoan nhồi đường kính lớn (1,5m và 2m, sâu bình quân 55m). Về kết cấu hạ bộ: phần móng sử dụng cọc khoan nhồi đường kính lớn được chống vào lớp địa chất ổn định với công nghệ thi công hiện đại.


Phần trụ cầu rỗng và sử dụng cốt thép dự ứng lực để tăng khả năng chịu tải và giảm trọng lượng bản thân của trụ cầu. Về kết cấu thượng bộ: nổi bật với kết cấu vòm chịu lực liên kết với hệ dầm hộp bằng kết cấu cáp dây treo.


Đây là kết cấu vòm đặc biệt nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Hệ vòm thép bao gồm 5 ống thép đường kính 1.200mm, dày 20mm được liên kết tại các mặt bích; tại các mặt bích này bố trí hệ cáp treo đỡ hệ dầm mặt cầu thép liên hợp. Các vòm thép này vượt khẩu độ 90 và 160m, vòm có bán kính cong theo đường sinh từ 80- 130m.


Khối lượng chủ yếu của công trình bao gồm 26 cọc khoan nhồi đường kính từ 1500mm và 131 cọc khoan nhồi đường kính 2000mm cùng với khoảng 4.200 tấn tôn vách, gần 8.000 tấn thép tròn, 4.400 tấn thép hình các loại, 2.700 tấn thép dầm, 2.100 tấn thép vòm, đúc 100.200 mét khối bê tông và sẽ có 600.000 lượt nhân công, cùng vật tư, thiết bị phụ trợ khác. Kinh phí cho phần xây lắp cầu khoảng 1.100 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư dự án gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn Ngân sách TP. Thời điểm hoàn thành dự kiến đầu năm 2013.

Viet Nam Net

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP