Quê ông có đền Gôi Vỵ nổi tiếng, sau khi đỗ đạt, Đinh Nho Hoàn đã bỏ tiền mua khối đá Thanh, nhờ người chế tác một chiếc khánh (nhạc khí hình bán nguyệt) cung tiến. Những người thợ tài hoa phải làm việc cật lực 3 năm mới hoàn thành chiếc khánh đặc biệt này.
Khánh được treo bằng hai cột đá, mỗi cột cao 139cm, 4 mặt chạm khắc hoạ tiết, phần giữa trụ khắc tên của 7 người dân có công cung tiến cho đền.
Khánh hình bán nguyệt, hai phía chạm đầu rồng, chỗ rộng nhất 86cm, cao 58cm, dày 17cm, phần eo phía trên 39 cm. Hai bên mặt khánh được khắc chữ Hán tinh xảo.
Bài minh khắc trên mặt khánh do Hoàng giáp Đinh Nho Hoàn chấp bút, PGS Ngô Đức Thọ dịch nghĩa:
“Phàm vật ở yên thì lặng, gõ vào thì kêu. Nhưng âm thanh phát ra thì mỗi vật mỗi khác. Âm thanh của khánh phát ra trong trẻo mà có tiết tấu; thanh đạm mà cao vang: tựa như có cái cao thượng của con người, ta vì vậy mà yêu thích âm thanh của khánh, bèn xuất tiền làm một chiếc, treo ở bên trái am, đặt tên là “Khánh Mặc Trai” để tăng thêm ý chí của ta”.
Bài minh được soạn vào tháng 8.1712.
Với những giá trị đặc biệt, độc đáo về văn hóa, lịch sử của hiện vật, PGS – TS Đinh Quang Hải – Viện trưởng viện Sử học – Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã đề nghị Cục Di sản công nhận khánh Mặc Trai tại đền Gôi Vỵ là “Bảo vật quốc gia”.
Ông Đinh Nho Quỳ – tộc trưởng họ Đinh Nho cho biết đã làm việc với UBND xã Sơn Hòa và UBND huyện Hương Sơn bàn biện pháp bảo vệ và giữ gìn bảo vật.
Phó sứ nhà Thanh mất trên đường công vụ
Năm 1715, Đinh Nho Hoàn được vua phong chức Phó sứ trong đoàn sứ bộ đi chúc thọ nhà Thanh và dâng quốc thư. Ông bị bệnh mất trên đường công vụ, thi hài được đưa về nước an táng. Vua truy tặng Phó sứ Đinh Nho Hoàn chức Lại bộ Thượng thư. Vợ ông là bà Phan Thị Viên đau buồn tuẫn tiết, được truy phong tước hiệu: “Trinh nhất Á thận phu nhân”, sai lập từ đường và ban biển vàng để hai chữ “Tiết phụ”.
Clip về chiếc khánh được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia
Bốn mặt trụ đều chạm khắc tinh xảo |
Tộc trưởng họ Đinh Nho bên chiếc khánh đá quí hiếm |