Dù người miền Tây không thích, nhưng có một sự thật không thể phủ nhận: con gái miền Tây đi làm những nghề nhạy cảm như massage, tiếp viên… nhiều hơn những con gái miền khác.
Đó không phải là chuyện ngẫu nhiên. Điều đó bắt nguồn một phần từ nếp sống, lối suy nghĩ cũng như văn hóa của cư dân miền Tây.
Quá xinh đẹp và ngọt ngào
Trong giới ăn chơi, thương hiệu “con gái miền Tây” đã được bảo chứng. Vì điều kiện thổ nhưỡng và điều kiện sống cũng như gen di trường, miền Tây luôn có rất nhiều con gái đẹp.
Thêm nữa, con gái miền Tây dậy thì sớm, có những em chỉ mới 15 hoặc 16 đã rất ra dáng phụ nữ. Những cô gái với thân hình của người lớn và suy nghĩ của trẻ con là kiểu cực kỳ dễ bị dụ dỗ. So với các miền khác, gái miền Tây cũng cao ráo và trắng trẻo hơn.
Ngoài sắc đẹp, gái miền Tây còn có một vũ khí cực kỳ lợi hại: giọng nói ngọt ngào. Đã có rất nhiều anh trai Bắc và Trung cưới nguyên một cô gái miền Tây chỉ vì giọng nói ấy.
“Các em gái miền Tây nói chuyện dễ thương đến nỗi, nghe mấy em nói thôi mình cũng đã muốn yêu rồi”, Tú sinh 1986, nhân viên của một công ty về truyền thông nhận xét.
Giọng nói ngọt ngào, kiểu nói chuyện thật thà dễ thương, gái miền Tây luôn khiến những khách hàng khó tính nhất cũng phải dịu xuống.
Một người con gái, chỉ cần có một trong hai cái vừa kể trên thôi là đã ăn tiền, thế mà các cô gái miền Tây có cả hai thì làm sao không khiến tất cả đàn ông Việt Nam thất điên bát đảo và cứ tới quán là “cho gái miền Tây”.
Có cung, ắt có cầu. Các tú ông hay tú bà tất nhiên sẽ tìm cách dụ dỗ, chèo kéo càng nhiều gái miền Tây càng tốt thay vì gái các miền khác. Ngoài ra, ít nhất cũng phải dễ nhìn mới làm tiếp viên được. Quả thật, không biết “vốn trời cho” là phúc phận hay nỗi bất hạnh của các cô gái đến từ các tỉnh miền Tây.
Cha mẹ miền Tây chiều con gái
Khác với miền Bắc và Trung, người miền Tây cực kỳ cưng chiều con gái. Với sản vật phong phú và đất đai phì nhiêu, người miền Tây không phải làm lụng vất vả như miền Trung. Chỉ cần quăng tay lưới hoặc cắm bất cứ cây gì xuống đất, sớm hay muộn họ cũng nhận được thành quả mà không cần bỏ ra nhiều công sức.
Thế nên, ngay từ nhỏ, con gái miền Tây đã không phải lao động dãi nắm, dầm mưa, quá lắm chỉ là làm các công việc nội trợ trong gia đình.
Không những thế, người miền Tây thường không ngại vung tiền làm đẹp cho con gái như cách đầu tư cho sau này. Ngược lại, hầu hết con gái miền Tây rất thương cha mẹ của mình.
Người miền Tây kỳ vọng rất nhiều từ con gái, nhưng không phải từ cái mà bản thân con cái họ tự làm ra mà từ việc con cái họ thu về từ người khác, cụ thể là chồng.
Ảnh minh họa.
Ngay từ nhỏ, người miền Tây đã nhồi nhét vào đầu con gái tư tưởng: họ không cần giỏi, chỉ cần lấy được chồng giỏi và để chồng nuôi.
Chị X, vừa tốt nghiệp thạc sỹ Xã hội học, người Vĩnh Long đã khiến bạn bè té ngửa khi tuyên bố: “Nếu không xin được việc thì ở nhà chồng nuôi, lo gì”.
Ngọc Thạch, siêu mẫu đình đám đến từ Hậu Giang vừa “lặn” khỏi showbiz sau khi kết hôn với một thiếu gia Hà Thành.
Thế nên, ba mẹ miền Tây cho con gái nghỉ học khá sớm. Để lấy được chồng không cần phải học cao, chỉ cần xinh đẹp và biết chiều chuộng. Sau khi nghỉ học, họ cũng không được ba mẹ cho học một nghề đàng hoàng để nuôi thân mà chỉ ngồi đợi lấy chồng.
Hiện tại, ở miền Tây, một chàng trai muốn cưới được vợ phải có ít nhất 60 triệu đồng. Bởi ngoài tiền cưới, chàng trai phải có nhiệm vụ mua lễ vật vòng vàng nhẫn cưới cho vợ và gia đình vợ. Không có tiền, đừng mơ cưới được vợ.
Giống như ba mẹ của mình, lối suy nghĩ của các cô gái miền Tây khá đơn giản, thoáng đãng, bản năng. Những phát ngôn “kinh điển” của Ngọc Trinh, người đẹp đến từ Trà Vinh là ví dụ tiêu biểu nhất. Họ bằng lòng với cuộc sống êm đềm mà ba mẹ đã dành cho, không nghĩ tới chuyện đi ra ngoài giao lưu, học hỏi.
Ở miền Tây có hai loại con gái: kiểu vẫn ở nhà và kiểu đã lên thành phố về nhà. Kiểu đầu tiên thì khá rụt rè, chỉ ru rú ở nhà, thật thà và chất phát; còn kiểu thứ hai ăn nói bạt mạng, ăn chơi tung trời và mặc đồ mát mẻ hơn bất cứ cô gái thành thị nào.
Hệ quả phụ
Con gái miền Tây không quen chịu khó, chịu khổ nên việc lao động quần quật chỉ để kiếm vài triệu còm như làm công nhân hoặc bán dạo là quá sức chịu đựng của họ.
Thêm nữa, họ cần phải nhanh kiếm ra nhiều tiền gửi về nhà để làm đẹp lòng cha mẹ, khiến cha mẹ nở mày, nở mặt với hàng xóm..
Thế là, những “việc nhẹ, lương cao” như làm tiếp thị cà phê, nhân viên massage trá hình…được họ nhanh chóng chấp nhận. Thêm nữa, mình ở quá xa làm sao ba mẹ biết.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa.
Có thể, rất nhiều người trong số họ nghĩ rằng: mình chỉ làm một thời gian rồi sẽ hoàn lương, nhưng ai cũng biết khi đã dẫm chân vào “vũng bùn” đó thì rất khó để rút chân ra. Kể cả khi họ biết mình sai hoặc bị áp bức cũng không biết cách thoát ra hoặc đối phó.
Lý do khiến Mỹ Xuân, Hoa hậu Mêkong 2009 phải sa lưới pháp luật vì đi bán dâm và tổ chức bán dâm là do thù lao nghề người mẫu không đủ cho tiền son phấn, trang phục, tiêu xài hàng hiệu, xe sang…nên phải đi “làm thêm”.
Việc nghĩ quá hời hợt khiến nhiều ông bố bà mẹ ở miền Tây gần như muốn bán con, chỉ để có tiền. Rất nhiều câu chuyện về việc ba mẹ bắt ép con lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan…chỉ để nhận lại vài cây vàng bất chấp đã có rất nhiều trường hợp thương tâm của việc lấy chồng ngoại đã được báo chí nói nhan nhản.
Họ tự dối lòng mình rằng, những trường hợp đó là do quá xui xẻo, con gái họ sẽ không vậy. Hay chuyện rất nhiều người cho con đi theo những người lạ chỉ bằng vài lời hứa ngon ngọt và ít tiền trao tay. Với những cha mẹ như thế, thì con cái làm nghề gì cũng thế mà thôi, chỉ cần có tiền.
Quỳnh Như (Theo Mốt và Cuộc sống)
Thebox