Bạn cần biết

Trà xanh rất tốt nhưng uống theo 3 cách này lại cực hại cho cơ thể, thậm chí gây ung thư

Nhiều người vẫn thường uống trà theo những cách này mà không biết chúng đang âm thầm gây hại cho cơ thể.

Trà xanh vốn là thức uống được nhiều người yêu thích, nhất là những người cao tuổi. Loại đồ uống này chứa nhiếu chất chống oxy hóa, tót cho tim mạch, phòng bệnh ung thư và làm chậm quá trình lão hóa. Trà xanh cũng có khả năng giảm căng thẳng, cải thiện hệ thống tiêu hóa, giải độc gan, qua đó cải thiện hệ thống bài tiết của cơ thể.

Trà xanh tuy tốt nhưng nếu uông tùy tiên hoặc sai cách thì lại tiềm ần mối nguy hại không lường đối với sức khỏe. Theo các chuyên gia sức khỏe, uống trà theo 3 cách này không khác nào tự “rước họa vào thân”, lợi đâu chưa thấy nhưng cơ thể đã bị tổn hại.

Uống trà xanh để qua đêm

Ths.BS Lê thị Hải (Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho hay, trà xanh tốt nhất chỉ nên sử dụng trong ngày, tuyệt đối không nên uống trà đã để qua đêm. Trà xanh để qua đêm sẽ sản sinh ra các chất không tốt cho cơ thể con người.

Cũng theo bác sĩ Hải, chúng ta không nên uống trà xanh vào thời điểm chuẩn bị đi ngủ. Trà xanh chứa nhiều caffeine, gây ức chế não bộ, làm tỉnh táo tinh thần, khiến người uống khó ngủ.

Những người đang uống thuốc cũng không nên uống thêm trà xanh. Nguyên nhân là do các hoạt tính có trong trà sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến cáo mỗi người chỉ nên uống 1 – 2 ly trà/ ngày.

Uống trà quá đặc

Tờ Aboluowang cho hay trà đặc có nhiều florua, nếu thường xuyên uống loại trà này thì thận sẽ bị ảnh hưởng. Đây là cơ quan bài tiết chính florua. Lượng florua nạp vào quá lớn, vượt qua khả năng bài tiết của thận sẽ khiến chất này tích tụ lại trong cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng của thận. Trà đặc cũng chứa nhiều theophylline – chất giúp lợi tiểu. Uống trà đặc ngay sau khi uống rượu sẽ gây tổn thương thận.


Trà đặc cũng có hại đối với dạ dày vì nó chứa quá nhiều caffeine, theophylline…, khiến thàn dạ dày bị kích thích, gây tăng tiết acid. Đây là một loại dịch vị tiết ra để nghiền nát thức ăn. Nếu trong dạ dày chỉ có nước trà đặc, acid sẽ ăn mòn niêm mạc dạ dày, gây tổn thương và dễ dẫn đến viêm loét dạ dày.

Những người hay uống trà đặc cũng phải đối diện với nguy cơ mất ngủ. Trà đặc có khả năng gây hưng phấn não bộ, tạo cảm giác bồn chồn, gây mất ngủ. Caffeine có trong trà đặc có thể làm tim đập nhanh hơn, dễ gây nên rối loạn nhịp tim, nguy hiểm đối với người già và bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành.

Một tác hại nữa của trà đặc là gây thiếu dinh dưỡng vì loại trà này chứa nhiều axit tannic, cản trở cơ thể hấp thu sắt, gây thiếu máu. Uống nhiều trà đặc còn gây táo bón do tác dụng với protein và vitamin B1 trong thức ăn.

Uống trà quá nóng (trên 65 độ C)

Đồ nóng trên 65 độ C được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) liệt kê là thực phẩm gây ung thư nhóm 2A.


Uống đồ quá nóng có khả năng dẫn đến ung thư thực quản, ưng thư khoang miệng, vòm họng vì nhiệt độ cao có thể làm tổn thương các cơ quan này. Đồ ăn quá nóng cũng gây tổn thương đối với hệ thống tiêu hóa và đường ruột.

Một nghiên cứu trên CNN với 50.000 người tham gia cho thấy người uống trà nóng trên 700 ml với nhiệt độ 60 độ C mỗi ngày sẽ có 90% nguy cơ ung thư thực quản.

Tác giả: Đinh Kim (T/h)

Nguồn tin: nguoiduatin.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP