Trong nước

Tiếp thu ý kiến, BTC lễ hội Đông Cuông quyết bỏ tục treo cổ trâu

Đây là xác nhận của ông Nguyễn Anh Tiến – Trưởng phòng văn hóa huyện Văn Yên với PV báo Người đưa tin.

Theo đó, mấy ngày gần đây, một clip lan truyền trên mạng xã hội về hình ảnh treo cổ trâu, một trong những hoạt động tế lễ truyền thống tại đền Đông Cuông (Xã Thanh Khương, Văn Yên, Yên Bái). Ngay sau được lan truyền, clip này được cho là phản cảm và không phù hợp.

Theo ông Nguyễn Anh Tiến – Trưởng phòng văn hóa huyện Văn Yên cho biết, hiện tại ngành văn hóa huyện Văn Yên đã nhận được ý kiến chỉ đạo từ bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch về hình ảnh treo cổ trâu tại lễ hội Đông Cuông. Ông Tiến cũng nói rõ đây là clip của những năm trước còn năm nay, lễ hội chưa diễn ra. Thực hiện ý kiến chỉ đạo từ Bộ và tỉnh, lễ hội đền Đông Cuông năm nay sẽ vẫn được tổ chức đúng theo các nghi lễ có truyền thống, duy có tục treo cổ trâu sẽ được bỏ. Tuy vậy, theo truyền thống lễ hội tại đền Đông Cuông là phải có thịt trâu để tế lễ nên việc giết trâu sẽ vẫn được diễn ra. Trâu sẽ được mổ ở nơi kín đáo không để du khách chứng kiến, theo dõi, sau đó, thịt đưa vào để tế thần.

Từ năm 2017, nghi lễ treo cổ trâu có từ hàng trăm năm nay sẽ bị loại bỏ.

Khi được hỏi ý kiến của nhân dân địa phương về việc bỏ tục treo cổ trâu. Ông Tiến cũng cho biết, một bộ phận bà con nhân dân tại địa phương cũng tỏ ra không đồng tình vì đây là một tập tục có từ lâu đời của người dân địa phương. Thế nhưng, đây chỉ là một bộ phận người dân địa phương. Về phía ngành văn hóa huyện sẽ thực hiện tuyên truyền, giải thích cho nhân dân hiểu và đồng thuận với cơ quan quản lý văn hóa.

Theo tìm hiểu của PV, đền Đông Cuông thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn và thờ các vị thần có công bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, trong Đại Nam Nhất Thông Chí đã ghi đền Đông Cuông là đền Vệ Quốc còn nhà nhà bác học Lê Quý Đôn (Thế kỷ XVIII) đã xếp đền Đông Cuông vào danh mục những linh tích (Dấu tích thiêng liêng) của nước Nam.

Nghi lễ rước mẫu Thượng Ngàn tại đền Đông Cuông.

Lễ hội đầu năm của đền Đông Cuông khởi đầu từ ngày mão (sau 3 ngày tết), trong lễ hội có nghi thức tế thần bằng lễ hiến sinh trâu trắng được mổ thịt bằng cách treo ngược lên gốc mít cổ thụ trước đền vào giữa giờ Tý (0h). Thủ từ đền sẽ xem hướng chỉ của chân trâu đã chết để đoán thời tiết trong năm (như quay hướng bắc thì mưa nhiều, nam thì nắng lắm, phía tây mùa màng không được thuận lợi…). Thủ từ đền lấy tiết trâu đựng vào 12 chén được đưa… mẫu, nửa còn lại đem ra bãi cát sát mép sông làm nghi lễ hiến sinh tạ ơn trời, đất, sông, núi và các quan binh của thời đại đánh giặc bảo vệ Tổ quốc. Sau đó hoà tiết trâu vào sông Thao, dòng sông mẹ thiêng liêng chuyển đến các thần linh thượng hưởng, che chở cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, muôn dân no đủ.

Đây là những nghi thức đã diễn ra cách đây hàng trăm năm. Tuy nhiên, từ năm 2017, nghi lễ treo trâu trắng tại gốc mít cổ thụ của đền sẽ bị bỏ.

Theo Nguoiduatin

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP