Theo các tư liệu trước đây cho biết, Tiến sỹ Nguyễn Tâm Hoằng là người làng Vĩnh Gia nay thuộc xã Song Lộc, huyện Can Lộc, sinh năm 1434, mất năm 1510. Ông đậu Tiến sỹ khoa Mậu Tuất niên hiệu Hồng Đức thứ 9 (1478) đời vua Thánh Tông, làm quan đến chức Hữu thị lang bộ Lễ, tôn phong Tá lý công thần ( theo sách Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 – 1549, Ngô Đức Thọ chủ biên và sách Địa chí huyện Can Lộc của Võ Hồng Huy, Thái Kim Đỉnh, Chương Thâu xuất bản năm 1999)
Hội Đồng hương Can Lộc tại Hà Nội trao văn bia về Tiến sỹ Nguyễn Tâm Hoằng cho lãnh đạo xã Song Lộc Hiện nay, tài liệu về cụ Nguyễn Tâm Hoằng còn rất ít do bị mất mát thất lạc theo thời gian. Trong Hội Văn làng Trường Lưu và Văn tế của Hội Văn xã Lai Thạch, tập văn tế được nhà Hán học Lê Hữu Nhiệm dịch năm 2001, trong phần dịch về các vị đều ghi di hiệu, chức tước, năm thi đậu, niên hiệu vua trị vì. Qua bài văn tế, ta thấy các vị khoa bảng được xã tế tại Nhà Thánh của xã song Lộc thì Cụ Nguyễn Tâm Hoằng là người đứng đầu trong danh sách 16 vị được tế của xã Lai Thạch. Cụ Nguyễn Tâm Hoằng hiện còn mộ và nhà thờ tại xã Song Lộc. Theo lời ông Nguyễn Huy Lộc là con trai cụ Nguyễn Văn Tam là người hương khói cụ Nguyễn Tâm Hoằng và được biết ngày giỗ cụ Hoằng là ngày mồng Ba tháng Chín âm lịch hàng năm, bàn thờ Cụ đặt ở nhà ông Nguyễn Văn Tam, vào ngày giỗ gia đình ông Tam trước đây và nay là ông Lộc vẫn thắp hương tưởng nhớ Cụ. Cũng theo lời ông Lộc, Cụ Nguyên Tâm Hoằng là người xã Đức La huyện Đức Thọ về ở rể tại làng Vĩnh Gia, cụ Hoằng chỉ có các con gái không có con trai. Hiện nay, họ Nguyễn ở Vĩnh Gia vẫn còn chi nhánh từ anh em thúc bá của cụ hoặc từ con cháu ngoại. Tư liệu về cụ Nguyễn Tâm Hoằng còn 2 sắc phong lưu giữ tại nhà thờ họ Phan xã Song Lộc được dịch ra chữ quốc ngữ và văn bia Tiến sĩ khoa Mậu Tuất 1478. Để góp phần tìm hiểu thân thế, sự nghiệp Cụ Nguyễn Tâm Hoằng chúng tôi xin giới thiệu bài Văn tế của xã Lai Thạch, bản dịch của Cụ Lê Hữu Nhiệm và nội dung sắc phong của Vua Khải Định ban cho cụ Nguyễn Tâm Hoằng ngày 25 tháng 7 năm 1924 do Th.S Phạm Văn Ánh – Viện Văn học Việt Nam dịch, nội dung như sau:Mẫu văn tế Đinh của xã (Bản xã Đinh tế văn thức).Duy:+ Hoàng hiệu nước Đại Nam (tức Việt Nam từ thời Minh Mạng năm tháng năm, ngày theo can chi từ ngày mồng 1).+ Tỉnh , Huyện , Tổng , Xã .+ Tên họ Hậu học (những người học đời sau)…Đồng hội xã (cùng các thành viên Hội Văn xã) xin cung kính cáo vớiPhiên âm: Đức phu Khổng Tử, Tiên sư chí thành vị tiền (xin mời lên trên).Cung duyThánh sư, Đức phối thiên địaĐạo quán cổ kimSan định lục kinhThuỳ huấn vạn thế.Tự thích… Đinh (xã)Cẩn dĩ… vậtThức trần minh tiếnCẩn cáo.Thượng hưởngDĩ: (Cùng với, đồng thời):Mời: Phục thánh Nhan TửTông thánh Tăng TửThuật thánh tử Tử TưÁ thánh Mạnh tử.Phối hưởng Dịch nghĩa: Kính nghĩBậc Thánh sư.Đức sánh thiên địaĐạo bao (trùm) lẽ xưa naySan định sáu kinh (viết, biên soạn)Để dạy muôn đời sau. Nay gặp lễ tế Đinh (xã)Kính cẩn dâng vật lễ… Theo phép dâng lên với lòng thành kính. Nay kính lạy.Mời hưởng lễ. Ky: Các bậc tiền hiền mười vị triếtCác ngài tiên công Đông Vu, Tây vu.Cập: (sau cùng xin mời)Các vị tiên công khoa trường các đời trong thôn:Các vị hiệu của các bậc tiên linh sau đây xin ghi theo phiên âm chữ Hán, 1. Hồng Đức Mậu Tuất khoa tiến sĩ, tiến chức: Tá lý công danh Hữu Thị Lang bộ Lễ, Tả Tham chính – Ngài Nguyễn Công tự Tâm Hoằng bao phong Linh quang Hiển ứng Quang ý Dực bảo Trung Hưng Tôn thần.2. Cảnh Hưng Quý Hợi khoa Đình Nguyên thám hoa lang. Thừa chánh sứ hành Hưng Hoá trấn thủ (vâng sắc làm chánh sứ đến nhận trấn thủ xứ Hưng hoá) tặng: Thị Lang bộ Hình Quỳ Dương bá, Phan công tự Kính. Bao phong: Minh triết Đại Vương; Gia tặng: Quang ý Dực bảo trung hưng- Trác vĩ Thượng đẳng tôn thần. 3. Cảnh Hưng Mậu Thìn khoa Đình nguyên Thám hoa lang, lịch quản Binh, Công, Lễ, Hộ, tứ bộ Thượng thư, kiêm Quốc Tử giám Tế tửu, Thượng trụ quốc Thượng giai Trí sĩ Khởi phục: Thạc lĩnh hầu – Nguyễn Công, tự Huy Oánh. Bao phong: Kinh văn vĩ vũ – Hoằng Thạc Đại Vương, gia phong: Phúc giang Thư viện Uyên bác – Cai hạp – Hiệu dụng – Đoan túc – Quang ý – Trác vĩ Dực bảo Trung hưng Thượng đẳng tôn thần.4. Cảnh Hưng Nhâm Thìn khoa tiến sĩ Hàn lâm Thị chế – Quảng Thuận đạo Đốc thị tặng: Thị giảng – Nguyễn Công, tự Huy Quýnh.5. Chính Hoà Tân Mùi khoa, Đặc tứ Tiến triều (đặc biệt phong hàm quan triều), Lạng Sơn đạo Giám sát ngự sử – Thái Sơn nam (phong tước nam hiệu Thái Sơn). Nguyễn Công, tự Công Ban.6. Hồng Đức triều Quốc Tử Giám, Đường thượng xá sinh, Nguyễn Công, tự Hàm Hằng (ngài là học trò lớp trên của trường Quốc Tử Giám).7. Vĩnh Thịnh Đinh Đậu khoa, lãnh tiến sĩ quan viên phụ (cha đẻ tiến sĩ được phong hàm quan viên) Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu Công bộ Tả thị lang, gia tặng Công bộ Thượng thư, Khiết nhã hầu. Nguyễn Công, tự Huy Tựu. Bao phong: Anh liệt Đại vương, gia phong: Đương cảnh Thành Hoàng Dực bảo trung hưng – Đôn ngưng tôn thần.8. Cảnh Hưng Kỷ Hợi khoa, Đặc tứ Tiến triều (đặc cách ban cho quan chức tại triều). Hàn lâm viện Hiệu lý, Sơn Tây Hưng Hoá đẳng xứ (các xứ) kiêm Đốc đồng (ngài) Nguyễn Công tự Huy Tự.9. Hồng Đức triều Quốc Tử Giám sinh Nguyễn Công tự Thừa Nghiệp.10. Đức Nguyên Ất Mão khoa, Nguyễn Như Hải, bao phong Trà Sơn linh ứng Dực bảo Trung hưng Linh phù, gia tặng Cáp nhĩ Thượng đẳng Thần11. Vĩnh Thịnh khoa hương giải Nguyễn công tự Sĩ Tiến12. Vĩnh Thịnh Mậu Tý khoa Hương giải, tặng Thiếu Khanh Nguyễn Công, tự Xuân Mậu.13. Vĩnh Khánh Kỷ Dậu khoa Hương giải, Hội Ninh huyện Tri huyện Trần Công tự Huy Báu.14. Vĩnh Khánh Kỷ Dậu khoa Hương giải, phụng (được vua ban cho) Thị văn chức. Nguyễn Công tự Sĩ Dung15. Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân, Thự vệ Thuần Nghĩa hầu. 16. Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân, Tham đốc Tường Lễ hầu.Các vị Sinh đồ, Hiệu sinh, Nhóm các triều đại trước, hễ ai có công với việc giảng dạy, có công trong đền thờ miếu thờXin mời dự tế theo cùng các vị tiên côngTheo bài Văn tế trên các vị được xã tế và các năm đậu theo dương lịch như sau:1. Nguyễn Tâm Hoằng (1434- 1510), Tiến sĩ năm 1478.2. Phan Kính (1715-17), Tiến sĩ năm 1743, Đình nguyên Thám hoa.3. Nguyễn Huy Oánh (1713-1789), Tiến sĩ năm 1748, Đình nguyên Thám hoa.4. Nguyễn Huy Quýnh (1734-1785), Tiến sĩ năm 1772.5. Nguyễn Công Ban (1630-1711), Hương cống năm 1654, đỗ đầu.6. Nguyễn Hàm Hằng, Hương cống, Giám sinh, đời vua Lê Thánh Tông.7. Nguyễn Huy Tựu (1690-1750), Hương cống năm 1717.8. Nguyễn Huy Tự (1743-1790), Hương cống năm 1759.9. Nguyễn Thừa Nghiệp, Hương cống, Giám sinh, đời vua Lê Thánh Tông.10. Nguyễn Như Hải, Hương cống năm 1675.11. Nguyễn Sĩ Tiến, Hương cống năm 1705.12. Nguyễn Xuân Mậu (1685-1736), Hương cống năm 1708.13. Trần Huy Báu, Hương cống năm 1729.14. Nguyễn Sĩ Dung, Hương cống năm 1729.15. Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân, Thự vệ Thuần nghĩa hầu.16. Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân, Tham đốc Tường lễ hầu. Trong số16 vị trên, chưa rõ Thự vệ Thuần Nghĩa hầu và Tường Lễ hầu là ai còn lại 14 vị, trong đó có 5 vị được triều Lê và Nguyễn tôn phong làm Thần là Nguyễn Tâm Hoằng, Phan Kính, Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tựu và Nguyễn Như Hải, 3 vị được Nhà nước CHXHCNVN vinh danh là Danh nhân văn hóa: Nguyễn Huy Tự (1991), Phan Kính (1992), Nguyễn Huy Oánh (2006) Xếp hạng di tích cấp tỉnh: Nguyễn Huy Quýnh (2005), Nguyễn Huy Tựu 2011).Qua bài văn tế ta thấy cụ Nguyễn Tâm Hoằng được triều Nguyễn phong Thần và sau đó còn 2-3 lần được gia tặng thêm mỹ tự (mỗi lần tặng thêm mỹ tự đều có sắc riêng).Có lẽ trong sách Lai Thạch tân khoa ký có tư liệu về cụ, nhưng hiện nay sách này chưa tìm được. Sắc phong được dịch: ” Sắc phong cho thôn Vĩnh Gia, xã Lai Thạch, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Thôn trước phụng thờ tôn thần linh thiêng phù trợ cho công cuộc trung hưng, Tiến sỹ triều Lê, Tá lý công thần, Thượng thư bộ Lễ là Linh Giang Nguyễn tướng công. Thần: bảo vệ đất nước, che chỡ cho dân, nhiều lần tỏ rõ sự linh ứng, từng được ban sắc phong, cho phép phụng thờ, đặng ghi nhớ niềm vui của nước và mở rộng thêm điển lễ tế tự” Thông qua sắc phong chúng ta thấy, lúc sinh thời cụ Nguyễn tâm Hoằng có công rất lớn với dân, với nước. Không dễ gì một vị Vua triều Nguyễn, ban sắc phong thần, truy tôn một Tá lý, công thần từ xa xưa của thời Lê. Chỉ có những vị có công lao đặc biệt xuất sắc mới có được vinh dự này. Sau khi qua đời, Tiến sỹ Nguyễn Tâm Hoằng được Vua ban sắc phong Thượng thư bộ Lễ, Linh Gianh Nguyễn tướng công và sắc cho lập nhà thờ riêng.
GS- Viện sỹ Nguyễn Huy Mỹ phát biểu tại buổi tọa đàm Vừa qua, nhân ngày giỗ cụ Nguyễn Tâm Hoằng ngày 3/9 al hàng năm, xã Song Lộc tổ chức tọa đàm tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Tiến sỹ Nguyễn Tâm Hoằng, buổi tọa đàm có sự tham gia đông đủ của Hội đồng Hương xã Song Lộc tại Hà Nội,GS- Viện sỹ Nguyễn Huy Mỹ – người có công lớn trong việc tìm hiểu về tư liệu Tiến sỹ Nguyễn Tâm Hoằng, cùng lãnh đạo UBND huyện Can Lộc, Phòng Văn hóa&TT huyện và đông đảo con cháu của cụ Nguyễn Tâm Hoằng tại xã Song Lộc tham dự. Việc xã Song Lộc tổ chức buổi tọa đàm là việc làm hết sức có ý nghĩa, đây là cơ hội để hậu thế chúng ta thành kính tưởng nhớ và tri ân người đầu tiên của tổng Lai Thạch hợp cách đậu Tiến sỹ trong hệ thống khoa bảng Việt Nam, người có công lao to lớn đối với sự phát triển văn hóa, giáo dục của xã Lai Thạch và tổng Lai Thạch, cũng như sự nghiệp chấn hưng dân tộc nửa cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI. Mặt khác, buổi tọa đàm giúp bổ sung thêm tư liệu về con người và cuộc đời của Tiến sỹ Nguyễn Tâm Hoằng góp phần tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ hôm nay noi gương các danh nhân trong học tập và lao động để xứng đáng với truyền thông hiếu học, nhân văn cách mạng anh hùng của quê hương Can Lộc. Chỉ tiếc là thời gian quá lâu, cách đây gần 600 năm, đất nước nhiều vận đổi sao dời, từ triều đại này sang triều đại khác, qua nhiều cuộc chiến tranh nên những tư liệu về cụ Nguyễn Tâm Hoằng gần như bị mất mát hoặc phá bỏ gần hết. Thông qua tư liệu và buổi tọa đàm, Đảng bộ và nhân dân xã Song Lộc và con cháu của cụ Nguyễn Tâm Hoằng rất mong muốn xây lại phần mộ của Cụ tại một ví trí riêng như trước đây, vì hiện tại mộ Cụ đang nằm trong nghĩa trang của xã Song Lộc. Với những đóng góp to lớn đối với quê hương, dân tộc của Tiến sỹ Nguyễn Tâm Hoằng mong muốn được các ban ngành các cấp quan tâm, đặc biệt là Sở Văn hóa, Thể thao&Du lịch Hà Tĩnh sớm xây dựng hồ sơ xếp hạng nhà thờ và mộ Tiến sỹ Nguyễn Tâm Hoằng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Năm 2014, nhân Lễ kỷ niệm 580 năm ngày sinh của Tiến sỹ Nguyễn Tâm Hoằng và nếu được đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh cho Nhà thờ và mộ Tiến sỹ Nguyễn Tâm Hoằng thì hết sức có ý nghĩa. Chúng tôi mong muốn các nhà nghiên cứu về văn hóa, lịch sử sẽ tìm hiểu và có nhiều tư liệu về Tiến sỹ Nguyễn Tâm Hoằng để góp phần giúp hậu thế hôm nay hiểu hơn về cuộc đời, con người và sự nghiệp của Tiến sỹ Nguyễn Tâm Hoằng./.
Thu Hà – Phòng Văn hóa&TT
Can Lộc