Thực tiễn về công tác quản lý cán bộ lý cho thấy Thanh tra tỉnh hiện tại mới chỉ có 36 biên chế, trong khi yêu cầu để giải quyết khối lượng công việc được giao trên cả 3 lĩnh vực Thanh ra Kinh tế; tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, cần khoảng 50 người; biên chế, thanh tra cấp huyện có từ 4-5 biên chế, nhu cầu tối thiểu 6 biên chế; một số ngành quản lý đa lĩnh vực nhưng lực lượng thanh tra hành chính chỉ có 3-4 biên chế. Đáng lưu ý là đội ngũ thanh tra ở cấp huyện, ngành lại không ổn định, thường được điều động sang lĩnh vực công tác khác. Do vậy trong hoạt động thanh tra, chưa đáp ứng được yêu cầu của cấp ủy, chính quyền và của nhân dân. Trong thực tiễn quản lý xã hội còn nhiều hiện tương tiêu cực chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời dẫn đến phát sinh khiếu kiện. Các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân chậm được giải quyết; các vi phạm trong quản lý, đầu tư xây dựng cơ bản chậm được phát hiện, khắc phục, tài sản của nhà nước, của nhân dân bị thất thoát, số lượng đáng kể, chưa được ngăn chăn kịp thời và có hiệu quả.
Về chất lượng cán bộ qua thực tiễn hoạt động thanh tra nhất là ở cấp huyện, ngành còn có những hạn chế trên các mặt sau đây:
– Trình độ chuyên môn không đồng đều, năng lực phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật còn hạn chế, những vụ việc mà thanh tra phát hiện ra chưa nhiều; xử lý vị phạm chưa triệt để còn để dây dưa kéo dài.
– Hạn chế về trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ,chỉ dừng lại ở mức độ kinh nghiệm, phát hiện sai phạm mà chưa nâng lên thành nhận định đánh giá để dự báo chính xác tình hình; kiến nghị đề ra các phương án tối ưu về quản lý chưa nhiều; để nâng cao nghiệp vụ, phần lớn còn hạn chế về ngoại ngữ, chưa tiếp cận, sử dụng thành thạo được các kỷ thuật hiện đại trong các hoạt động chuyên môn, kỷ thuật nhất là trong lĩnh vực thanh tra xây dựng cơ bản.
– Trình độ hiểu biết pháp luật để vận dụng trong thực tiễn của một số cán bộ thanh tra về giải quyết khiếu nại, tố cáo còn hạn chế, năng lực tổ chức điều hành hoạt động thanh tra và xử lý vi phạm còn lúng túng, chưa thật sự khoa học; khả năng giao tiếp, ứng xử của cán bộ thanh tra đối với dân chưa thật sự làm cho “dân tin, dân cậy, dân yêu”; hoạt động thanh tra chưa nổi bật, chưa gắn được với phong trào quần chúng; chưa làm nổi bật vai trò xung kích của Cán bộ thanh tra. Chưa thấy cán bộ thanh tra thật sự là tấm gương sáng để học tập, noi theo; năng lực phối hợp, hiệp đồng tác chiến của cán bộ thanh tra, của các tổ chức thanh tra còn hạn chế
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên có cả khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất theo chúng tôi đó là hoạt động công vụ: nhiều cán bộ thanh tra chưa bám sát thực tiễn, còn thụ động. Chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ thanh tra nhìn chung chưa cao; cán bộ thanh tra chưa thật sự kiên quyết, dũng cảm trong đấu tranh chống các loại tội phạm; phong cách làm việc chưa khoa học, chưa có sự phối hợp để xây dựng phương án hoạt động. Một số cán bộ thanh tra chưa biết dựa vào quần chúng, các tổ chức Đảng để tăng cường tính hiệu quả, nên kết quả đạt được còn khiêm tốn.
Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cùng Lãnh đạo tỉnh chụp hình kỷ niệm với CBCC Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh (tháng 7.2012)
Đề khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra từ tỉnh đến các huyện, ngành, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động thanh tra, thiết nghĩ trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:
1. Trước hết phải tăng cường đề xuất bổ sung đủ biên chế tối thiểu cho Thanh ra tỉnh, huyện, ngành, đồng thời giữ ổn định số cán bộ thanh tra viên hiện có và có chính sách đãi ngộ, khuyến khích, để họ yên tâm công tác lâu dài trong ngành.
2. Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ thanh tra, để cán bộ thanh tra nhận thức sâu sắc hơn nữa về vị trị, vai trò trách nhiệm của mình, thực sự là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận đấu tranh chống tiêu cực, tổ chức và hướng dẫn cho nhân dân thực hiện đúng kỷ cương, chấp hành pháp luật Nhà nước. Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phải biết dựa vào Tổ chức Đảng, nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên, phát động phong trào thi đua yêu nước trong ngành, nhân lên điển hình tiên tiến, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, đi liền với khuyến khích lợi ích vất chất, tinh thần cho cán bộ, thanh tra viên.
3. Tích cực, bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ thanh tra hiện có và sớm có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra kế cận để sử dụng lâu dài. Trong công tác này phải đổi mới phương thức, tuyển dụng theo phương châm bám sát yêu cầu nhiệm vụ, rèn luyện thử thách qua hoạt động thực tiễn, nâng cao trình độ lý luận chính trị, giác ngộ đạo đức cách mạng, hiểu biết pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, gắn lý thuyết với thực hành;
4. Đổi mới phương pháp tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo phương châm kịp thời, dân chủ, công khai, đúng pháp luật và cơ chế tự chịu trách nhiệm gắn liền với kiểm tra, giám sát của nhân dân; qua phản anh của dân để tiến hành rà soát lại đội ngũ cán bộ thanh tra viên của ngành.
5. Tăng cường phối hợp giữa các bộ phân, trong cơ quan, trong ngành, giữa các Đoàn thanh tra, các tổ chức thanh tra với các cơ quan điều tra, cơ quan bảo vệ pháp luật, trao đổi phổ biến kinh nghiệm hoạt động, xây dựng cơ chế phối hợp trong hoạt động thanh tra, điều tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
6. Gắn các hoạt động thanh tra, điều tra với công tác đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, làm trong sạch đội ngũ cán bộ thanh tra; lựa chọn người có đủ đức, đủ tài vào phụ trách các công việc chủ chốt, mủi nhọn để phát huy ảnh hưởng tích cực trong cơ quan, đơn vị .
7. Bồi dưỡng cán bộ thanh tra có phương pháp tư duy biện chứng khi tiến hành các hoạt động công vụ, nghệ thuật ứng xử, giao tiếp với dân; trình độ hiểu biết xã hội, nhận thức pháp luật nói chung và các văn bản qui định của ngành thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ, tuyên truyền phố biến giáo dục pháp luật, để cán bộ thanh tra tự tin khi giao tiếp với nhân dân./.
Nguyễn Đức Ngạn – Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh