|
Thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo với nhiều chiêu bài “tung hoành” trên không gian mạng và qua các cuộc gọi, tin nhắn điện thoại, khiến không ít người nhẹ dạ cả tin mất sạch tiền.
Dưới đây là những hình thức lừa đảo qua mạng xã hội, điện thoại thường gặp, người dân cần phải đề cao cảnh giác.
-Giả danh cơ quan pháp luật yêu cầu nạn nhân chuyển khoản tiền vào số tài khoản do đối tượng cung cấp để phục vụ điều tra.
-Giả danh nhân viên ngân hàng hướng dẫn cung cấp phần mềm rồi lấy thông tin và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.
- Mạo danh nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng, ngân hàng, ví điện tử để hỗ trợ giải quyết các sự cố cho khách hàng hoặc hướng dẫn bị hại cách nâng cấp sim 4G, 5G, đóng cước phí thuê bao điện thoại... Khi lấy được lòng tin của bị hại và bị hại làm theo hướng dẫn của đối tượng, chúng sẽ yêu cầu bị hại cung cấp dãy số OTP được gửi đến điện thoại của bị hại, cung cấp tài khoản ngân hàng... từ đó chiếm đoạt tài sản..
-Lừa đảo trúng thưởng: Gọi điện thông báo trúng thưởng (xe, điện thoại,...). Yêu cầu đóng phí để nhận thưởng rồi chiếm đoạt tiền.
-Tuyển cộng tác viên đặt mua đơn hàng trên mạng, nhận tiền % 1-2 lần đầu, đến đơn hàng lớn hơn sẽ bị lỗi, không nhận được tiền.
-Mạo danh bảo hiểm xã hội thông báo nạn nhân đang nợ tiền hoặc trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội, yêu cầu đóng phí để chiếm đoạt.
-Chuyển tiền làm từ thiện: Lừa gửi tiền về làm từ thiện, bạn được hưởng 30-40%, sau đó giả làm hải quan yêu cầu đóng phí.
-Hack facebook, zalo,...: Chiếm quyền đăng nhập vào tài khoản facebook, zalo...., nhắn tin cho bạn bè người thân hỏi mượn tiền.
-Giả danh nhân viên y tế gọi điện thoại thông báo người thân đang nằm viện cấp cứu trong bệnh viện, yêu cầu chuyển tiền ngay để mổ gấp.
Lừa đảo qua điện thoại là một trong các phương thức lừa đảo phổ biến hiện nay. Ảnh minh họa. |
- Tìm người làm việc ở nhà: Quảng cáo lợi nhuận thu hút người chơi, khi nạp số tiền lớn vào sàn thì sàn sập, không rút được tiền.
- Mua bán hàng trực tuyến: Gửi link để thanh toán trực tuyến. Yêu cầu nạn nhân chuyển tiền trước đặt cọc rồi chiếm đoạt toàn bộ số tiền.
- Chuyển tiền nhầm để ép vay: Chuyển tiền vào tài khoản nạn nhân, sau một thời thì yêu cầu trả tiền như một khoản vay và đóng lãi.
- Mạo danh công ty tài chính: Cung cấp khoản vay tiền lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, yêu cầu nạn nhân đóng phí vay rồi chiếm đoạt.
- Giả danh cán bộ xử lý giao thông thông báo nạn nhân từng vi phạm lỗi giao thông và liên quan đến đường dây tội phạm, yêu cầu chuyển tiền để phục vụ điều tra.
Do đó, Bộ Công an khuyến cáo người dân chủ động nâng cao cảnh giác và tuyên truyền tới người thân, bạn bè, đồng nghiệp về các phương thức, thủ đoạn nêu trên để tránh trở thành nạn nhân.
Ngoài ra, mọi người nên cẩn trọng khi nhận cuộc gọi, tin nhắn từ các số điện thoại lạ. Dưới đây là danh sách những số điện thoại không nên nghe ở cả quốc tế và Việt Nam mà bạn cần lưu ý :
Các đầu số điện thoại không nên nghe quốc tế như: 224; 231; 232; 252; 247; 371; 375; 381; 563; 370; 255.
Những đầu số điện thoại không nên nghe tại Việt Nam có thể kể đến như +1900, +024, +028.
Ngoài những số điện thoại không nên nghe trong danh sách trên, bạn có thể nhận biết số điện thoại lừa đảo qua một số đặc điểm sau: Cuộc gọi không rõ nguồn gốc, yêu cầu thông tin cá nhân, sử dụng mã khu vực quốc tế lạ, cảnh giác với các cuộc gọi đến từ các quốc gia khác ở xa.
Nghe số máy lạ có thể dẫn đến việc người dùng bị trừ toàn bộ số tiền mình có trong tài khoản di động. Nghe số điện thoại lạ có thể bị kẻ xấu đánh cắp thông tin hoặc lừa đảo để thu thập thông tin cá nhân. Khi nghe các số máy lạ có thể dẫn đến rủi ro giả mạo yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP xác thực qua điện thoại để rút sạch toàn bộ số tiền trong tài khoản.
Vì vậy, mọi người cần lưu ý tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, căn cước công dân, địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch.
Tác giả: Minh Hoa (t/h)
Nguồn tin: nguoiduatin.vn