Chúng tôi quay lại thăm bà Nguyễn Thị Đậu (80 tuổi, trú xã Thạch Sơn) trong những cuối 7 linh thiêng trầm mặc.
Trong không khí trang nghiêm, cả nước, người người thực hiện các nghĩa cử cao đẹp đối với các thương binh, thân nhân liệt sỹ thì bà Đậu vẫn cô độc một mình trong căn nhà bé tin hin, với tài sản lớn nhất là chiếc quan tài và bức di ảnh người con trai còn mặc quân phục.
Vừa đến cổng thì đã thấy bà Đậu đang chuẩn bị dọn dẹp bàn thờ, cất đặt lại phòng khách cho trang hoàng hơn. Nhận ra chúng tôi, bà Đậu liền chào rồi hỏi ngay: Con trai mẹ được nhà nước công nhận rồi hả cháu? Không muốn làm bà buồn nhưng tôi chẳng biết nói sao, chỉ động viên bà: Vẫn chưa bà ạ. Các cơ quan chức năng đang tích cực làm.Nghe thế, bà Đậu lại quay vào trong nhà, tiếp tục quét dọn bàn thờ. Bà cố giấu đi giọt nước mắt hiếm hoi còn lại khi biết người con trai duy nhất của mình đã “hy sinh vì nhiệm vụ đặc biệt”, được đơn vị công nhận vẫn chưa được “Tổ quốc ghi công”.
Sự chờ đợi này chẳng phải mới, mà đã 23 năm. Cũng là chừng đó thời gian bà thầm khóc mỗi khi ngày lễ đến.Bà Đậu kể rằng, cứ đến ngày lễ 27/7, bà lại quét dọn bàn thờ con, trang hoàng lại nhà cửa cho sạch sẽ rồi đi chợ mua nải chuối, gói kẹo và ít thẻ hương mới để về thắp hương cho con.
Trong lòng mẹ, anh Thuyên mãi là người con trai anh dũng, đã hy sinh vẻ vang cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.Bà nói, cứ đến những ngày những gia đình chính sách đều được quan tâm động viên chia sẻ của các cấp các ngành, còn bà, cũng có con hy sinh, nhưng chưa được công nhận nên… Có ai đến chia sẻ thì cũng với tư cách cá nhân.Bà kể, ngày anh Thuyên xin bà nhập ngũ bà đã nhiều lần can ngăn vì anh là người con trai duy nhất mà bà có, trong lúc cha Thuên không còn, bà thì thường ốm đau bệnh tật. Bà sợ lắm cái cảnh người đi không còn quay về.Giữa năm 1989, bỗng một ngày cái điều bà vẫn ám ảnh bà đã đến. Tin anh Thuyên hy sinh trong khi đi làm nhiệm vụ đặc biệt, lái xe vận chuyển 6 dàn pháo cho Tổng cục kỹ thuật ở cảng Hải Phòng. Anh Thuyên hy sinh trong niềm tiếc thương vô hạn của đồng đội và đơn vị.Nhận được tin con hy sinh khi tuổi đời chỉ mới 24 bà tưởng chừng như không thể chịu nổi. Bà sống làm sao được khi đứa con trai duy nhất nay không còn nữa, cũng chưa kịp nối dõi tông đường cho gia đình.
Công văn chỉ đạo của Cục Chính sách, đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ. Nghĩ rằng con trai mình đã ngã xuống cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc nên bà đã dần trấn tĩnh lại. Chỉ mong các cấp các ngành sớm công nhận liệt sỹ cho con. Ngay trong năm 1990 bà nhận được giấy báo tử từ Sư đoàn 337 gửi về, kèm với đó là bức thư chia buồn cùng gia đình. Trong các văn bản, đơn vị đều nói rõ về sự hy sinh “vì nhiệm vụ đặc biệt” của liệt sỹ Thuyên.Cầm tập hồ sơ giấy báo tử, văn bản xác nhận và đề nghị công nhận liệt sỹ cho anh Thuyên, bà Đậu đã phải lê tấm thân gầy yếu đi gõ cửa các cơ quan chức năng để xin công nhận cho con. Nhưng đến nay đã 23 năm trôi qua. Lời khẩn cầu của người mẹ liệt sỹ chưa được công nhận này vẫn chưa được các cơ quan chức năng trả lời thấu đáo.Giờ đã bước vào tuổi 80, sức mẹ đã yếu đi nhiều, chẳng thể đi đâu mà hỏi chuyện đó cho con mình nữa. Mẹ chỉ mong các cơ quan chức năng sớm công nhận cho con, hoặc không thì trả lời cho mẹ biết vì sao không được công nhận. Như thế, để lỡ khi có về với tổ tiên, mẹ cũng thấy an lòng hơn.
BÀI MỚI ĐĂNG
Xã Xuân Phổ: Tổ chức lễ mừng thọ đầu năm cho các cụ cao niên
Hà Tĩnh: Cấp hơn 6 tỷ đồng tổ chức các hoạt động Tết cổ truyền
Hà Tĩnh: Bàn giao nhà tình nghĩa cho Thượng úy Nguyễn Công Quyền
Những người con Hải Dương xa xứ hướng về đồng bào vùng lũ Hà Tĩnh
Hà Tĩnh: Hơn 3.000 suất quà của nhà hảo tâm tiếp tục đến với người dân vùng lũ
Báo Tiền Phong tặng quà học sinh nghèo và tri ân giáo viên tại huyện Kỳ Anh
Nhà hảo tâm đưa nước sạch đến với 3.000 học sinh, giáo viên ở Hà Tĩnh