Hành động vì tinh thần tương thân tương ái

Tinh thần tương thân tương ái là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, là biểu hiện cao nhất của lòng nhân ái. Đó chính là sự yêu thương, sẻ chia và trân trọng, là những nghĩa cử cao đẹp, món quà tinh thần rất lớn mang lại niềm vui, tiếp thêm nghị lực sống, thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc giữa con người với nhau.

Hà Nội lên kế hoạch xoá ‘bún mắng, cháo chửi’

Các quận, huyện ở Thủ đô được giao vận động cơ sở dịch vụ ăn uống trên đường phố thực hiện nếp sống văn hoá trong kinh doanh, thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm những nơi vi phạm.

Bên trong những chuyến tàu đêm Bắc – Nam

Đi tàu đêm dọc chiều dài đất nước là trải nghiệm thú vị đối với nhiều hành khách. Trên các toa xe hội tụ nhiều đủ nét văn hóa, sắc thái và cả những câu chuyện vùng miền.

Từ đền thờ tướng quân Bùi Cảnh Khánh đến văn hóa của một dòng họ

Một trong những giá trị văn hóa tinh thần tiêu biểu nhất của dòng họ người Việt là ý thức hướng về nguồn cội tổ tiên như nội dung một câu ca thường được mở đầu trong các bản tộc phả: “Cây có gốc mới thắm cành xanh lá/ Nước có nguồn mới biển rộng, sông sâu”, “Nhân sinh do tiên tổ, uống nước nhớ nguồn”.

Xây dựng con người Hà Tĩnh trí tuệ, văn hóa và nghĩa tình

Chiều 31/3, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh và Giám đốc Sở VH-TT&DL Bùi Đức Hạnh chủ trì hội nghị triển khai nhiệm vụ thời gian tới Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

10 sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch tiêu biểu 2015

1. Chương trình Diễu hành Nghệ thuật kỷ niệm 70 năm Quốc khánh với chủ đề Việt Nam – Khát vọng hòa bình tôn vinh sự  đa dạng văn hóa và khát vọng hòa bình của các dân tộc Việt Nam đã gây ấn tượng sâu đậm với người dân cả nước và bạn bè quốc tế .

Hà Tĩnh: Phát huy nét đẹp văn hóa lễ hội

Quản lý lễ hội khó hay dễ? Dĩ nhiên là rất khó. Khó vì thực chất đó là quản lý ý thức của con người. Dân tộc ta vốn là một dân tộc đa tôn giáo nên tạo ra sự phong phú, phức tạp về mặt tín ngưỡng, trong đó có cả những thay đổi mà nhân dân hay gọi là “phú quý sinh lễ nghĩa”. Nói thế không có nghĩa, công tác quản lý không thể thực hiện được. Ở đây, quản lý là sự điều tiết khéo léo.

Đặc điểm địa – văn hóa với hát ví Sông La

1. Vùng đất dọc hai bờ sông La gồm 13 xã (trên tổng số 28 xã của huyện Đức Thọ): Tùng Ảnh, thị trấn Đức Thọ, Đức Yên, Bùi Xá, Đức Nhân, Yên Hồ, Đức La, Đức Quang, Đức Vĩnh, Trường Sơn, Liên Minh, Đức Tùng, Đức Châu, kéo dài từ ngã ba Tam Soa (Linh Cảm) đến Đò Hào (nơi gặp sông Lam), trong khoảng 18,35 vĩ độ Bắc, 105,38-105,45 độ kinh Đông.

Hai điểm nhấn của văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân

Xét từ yêu cầu đối với DNDN, có thể thấy 2 điểm nhấn cơ bản, vừa cụ thể lại vừa là nét biểu hiện của chiều cạnh văn hóa; đó là ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm xã hội. Bài viết này đề cập đến hai nội dung đó.

Đại biểu Quốc hội hân hoan mừng “nhà mới”

7h30 sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đến Nhà Quốc hội, sớm nửa tiếng so với giờ khai mạc phiên họp 32 của UB Thường vụ. Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân ít phút trước đó cũng đến kiểm tra công trình lần cuối để đón cuộc họp đầu tiên…

Hà Tĩnh: Phát huy giá trị văn hóa dòng họ

Mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến thuận nghịch về tộc họ và những ảnh hưởng, tác động của nó đến đời sống xã hội hiện nay, nhưng nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều thống nhất 2 đặc điểm chung của dòng họ: là một thực thể xã hội sinh động mang tính cộng cảm từ tổ tiên chung, huyết thống chung; là môi trường văn hóa đặc thù.

Hà Tĩnh: Phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của di tích

Từ điểm đầu cực Bắc Nghi Xuân đến phía Nam vùng biên ải Đèo Ngang, dải đất Hồng Lam mang trong mình một hệ thống di tích lịch sử văn hóa (LSVH) vô giá. Theo thăng trầm thời gian với nhiều lý do khách quan, hiện nay, nhiều di tích đã bị xuống cấp trầm trọng cần được quản lý, trùng tu, tôn tạo và khai thác hiệu quả.

Hương Sơn – Ngàn Phố: Vùng đất Văn hoá Thi thư

Phía nam của huyện giáp huyện Vũ Quang, phía bắc giáp các huyện Thanh Chương và Nam Đàn (tỉnh Nghệ An), phía tây giáp tỉnh Bô-li-khăm-xay của Lào, phía đông giáp huyện Đức Thọ. Cách thủ đô Hà Nội, thành phố Vinh, thị xã Hồng Lĩnh và thị xã Hà Tĩnh lần lượt khoảng 365 km, 55 km, 35 km và 70 km.

Ngàn Hống trong câu chuyện của các nhà nghiên cứu văn hóa

Những nghiên cứu của ông Võ Hồng Huy cho thấy, Ngàn Hống xuất hiện từ kỷ đệ tứ, cách nay khoảng 1 triệu năm và có tới 7 tên gọi khác nhau như: Ngàn Hống, núi Hồng, rú Lớn, rú Cao, Hương Tượng, Hồng Sơn, Hồng Lĩnh. Núi chiếm diện tích 30 km2 và nằm trải dài trên địa bàn 3 huyện: Nghi Xuân, Can Lộc, Đức Thọ. Và, sở dĩ có chữ Hồng là bởi chữ rất nhiều nghĩa. Mỗi cái tên có một cách lý giải riêng, tên thì được lý giải theo ngữ nghĩa, tên lại được gọi theo truyền thuyết hoặc trên căn cứ địa lý…

TOP