Phóng sự - Ký sự

“Sống dở chết dở” vì sống cạnh mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á (Bài 2)

Những người dân sống cạnh vùng mỏ sắt Thạch Khê, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) đang ngày đêm canh cánh nỗi lo, biết khi nào mới được “an cư lạc nghiệp”…

>“Sống dở chết dở” vì sống cạnh mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á

Trăm cực đổ đầu dânRong ruổi mấy ngày ở vùng mỏ sắt Thạch Khê, tiếp xúc với người dân và chính quyền các xã quanh mỏ như xã Thạch Hải, Thạch Khê, Thạch Đỉnh mới phần nào thấu hiểu những nỗi khổ của bà con khi sống chung với mỏ.Ngoài những con đường giống như những con “sông bùn” khi trời đổ mưa, hay những cơn “bão bụi” khi trời nắng. Người dân quanh mỏ đang phải đối mặt với nhiều “ẩn hoạ” như, nguồn nước sinh hoạt đang bị ô nhiễm trầm trọng vì nước từ mỏ được xã trực tiếp theo mương ra biển mà không qua một công đoạn xử lí nào.
Dòng nước đục ngầu không qua xử lí này sau khi chảy qua khu dân cư rối đổ thẳng ra biển
Theo quan sát của PV Tamnhin.net, nguồn nước được dẫn ra mương là một dòng nước đục ngầu, có pha chút màu trắng sẫm. Sau khi chảy từ vùng mỏ qua các khu dân cư dòng nước này đổ thẳng ra khu bãi tắm biển Thạch Hải. Theo một số người dân phản ánh thì gần đây đã xuất hiện hiện tượng cá chết khá nhiều trôi dạt vào bờ.
Mực nước ngần hạ mạnh đã khiến việc trồng trọt gặp nhiều khó khăn

Khi không còn ruộng người dân nơi đây chỉ còn biết chọn cách đi xúc cát thuê để kiếm sống
Ông Nguyễn Văn Hùng (xã Thạch Hải) cho biết: “Nguồn nước này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của bà con trong vùng. Bên cạnh đó là nhiều gia súc như trâu bò khi uống phải nguồn nước đã gây ra một số bệnh như lở loét, dị dạng…Ngoài ra khi tiến hành bốc tầng đất phủ thì hiện tượng khô hạn càng diễn ra nghiêm trọng( do mực nước ngầm xuống thấp) làm cho những cánh đồng trở nên sa mạc hoá không thể canh tác được, nên nhiều nông dân ở đây đã phải xoay xở bằng nhiều nghề như: xúc cát, phụ hồ hay phải đi làm ăn xa…Một ảnh hưởng khác nữa đó là nhân dân vùng mỏ không được xây mới nhà cửa kiên cố, không được đầu tư kinh doanh những dự án lớn… làm cho đời sống nhân dân nơi đây thiếu thốn đủ bề.Và giấc mơ “an cư lạc nghiệp”Trao đổi với Tamnhin.net, ông Nguyễn Trung Chiến – Chủ tịch UBND xã Thạch Hải cho biết: “Từ khi mỏ sắt Thạch Khê đi vào khai thác thử nhân dân chúng tôi chịu rất nhiều thiệt thòi. Đặc biệt, là thông báo năm 2007 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc cấm xây dựng trên địa bàn vùng mỏ. Thông báo này đã làm cho nhân dân không dám xây dựng nhà cửa kiên cố cũng như đẩy mạnh sản xuất kinh doanh”.
Ông Nguyễn Trung Chiến: “Từ khi mỏ tiến hành bốc tầng phủ xã chúng tôi gặp nhiều khó khắn”
Có nhiều gia đình nhà đã xuống cấp nghiêm trọng hay số nhân khẩu tăng cũng không dám xây mới hay sửa sang gì.Bà Nguyên Thị Lan bức xúc kể: “Hai con trai tôi vừa mới lập gia đình và sinh cháu nên nhà chật chội vô cùng nên muốn sửa sang lại nhà nhưng cũng không được. Bây giờ muốn ở lại cũng không được mà muốn chuyển đi cũng chẳng biết đi đâu. Không biết tình hình này còn kéo dài đến bao lâu nữa đây?”.
Trụ sở UBND xã Thạch Hải xuống cấp nghiêm trọng đã nhiều năm nhưng không thể sửa chữa hay xây mới
Cũng từ thông báo năm 2007 của UBND tỉnh đã làm cho những xã vùng đặc biệt khó khăn, (nằm trong vùng 106 các xã biển ngang ) không được đầu tư các dự án từ TW như: dự án IPAC, dự án XIPIRIP… nên cơ sở hạ tầng không được xây dựng, đường giao thông, trường học, trạm xá, chợ.Các dự án đang xây dựng dở giang cũng phải “đắp chiếu” như Khu du lịch bãi biển Thạch Hải, đặc biêt là Khu du lịch  Quỳnh Viên – Lê Khôi với số vốn 200 tỉ đồng phải dừng xây dựng.
Bài, ảnh: Hữu Vũ – Hà Vy

Tam Nhin

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP