Phóng sự - Ký sự

Nhà máy bia trăm tỷ phá sản, ‘đất vàng’ bỏ hoang: Bài 2 – Bi hài chuyện đặt nhà máy bia trong… đô thị

Câu chuyện dự án nhà máy bia ở Hà Tĩnh được cấp phép xây dựng trong khu đô thị bị phá sản không khiến nhiều người bất ngờ. Có chăng là sự khó hiểu là tầm nhìn lãnh đạo địa phương lúc bấy giờ khi đưa nhà máy về đặt trong đô thị và giờ sẽ giải quyết như thế nào?


>> Bài 1: Nhà máy bia trăm tỷ phá sản, ‘đất vàng’ bỏ hoang


“UBND tỉnh chỉ đạo”


Đầu tháng 2/2004. Cty CP hợp tác đầu tư Việt Trung đã có văn bản gửi UBND tỉnh và các ngành chức năng đề nghị được cấp đất tại Đông Bắc cầu Phủ. Văn bản dẫn căn cứ “ý kiến của UBND tỉnh về việc cho phép Cty Việt Trung đầu tư nhà máy bia tại thị xã Hà Tĩnh”.Sau 2 tuần, UBND tỉnh đã ban hành văn bản đồng ý cho DN này thuê đất để xây dựng nhà máy bia 50 triệu lít/năm. Và giao cho Sở TN – MT kiểm tra việc thu hồi đất.

Một lãnh đạo TP. Hà Tĩnh nói rằng, do thời kỳ đó tỉnh “khát đầu tư” nên đã đưa nhà máy vào thành phố mà không tính chuyện tác hại của nó!Văn bản ngày 15/3/2004 của Sở TN – MT có ghi: Mặc dù Sở đã hướng dẫn Cty lập hồ sơ nhưng đến nay vẫn thiếu bản vẽ quy hoạch mặt bằng sử dụng đất được cấp thẩm quyền phê duyệt, phương án bồi thường GPMB, báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.Mặc dù hồ sơ còn thiếu nhưng “để đáp ứng thời gian theo chỉ đạo của UBND tỉnh (cho Cty thuê đất trước ngày 15/3/2004)” nên Sở TN – MT lúc đó đã kiểm tra và có văn bản số 121 ngày 15/3 về việc thu hồi đất, cho Cty Việt Trung thuê gần 30.000m2 đất xây nhà máy bia.Ngay lập tức, trong ngày 16/3/2004, Chủ tịch UBND tỉnh lúc đó là ông Trần Đình Đàn đã ký quyết định số 4/7 cho Cty Việt Trung thuê 27,964,4m2 đất để xây dựng nhà máy bia tại thị xã Hà Tĩnh. Địa điểm sát ngay QL1A, bờ sông và khu dân cư đông đúc.Khi được biết tỉnh sẽ cho thuê đất trong đô thị để xây nhà máy bia đã có nhiều ý kiến quan ngại về vấn đề xây nhà máy trong lòng thị xã (sắp lên thành phố), vấn đề khí nước thải… Nhưng rồi, dự án vẫn được tiếp tục.Ì ạch đầu tư… Theo cam kết của Cty Việt Trung với Hà Tĩnh, nhà máy bia sẽ hoàn thành sau 18 tháng được tỉnh cấp đất. Theo như mốc thời gian cấp đất tháng 3/2004 thì đến đầu 2006 nhà máy phải hoàn thành.Trong văn bản ngày 10/1/2005, Cty Việt Trung có nêu “Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ góp phần ổn định an ninh kinh tế trên địa bàn… Tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 250 người. Hàng năm sẽ giao nộp cho ngân sách cuả tỉnh hàng trăm tỷ đồng tiền thuế cũng như nghĩa vụ khác”. Thế nhưng, việc công ty ì ạch trong đầu tư đã khiến UBND tỉnh nhiều lần nhắc nhở. Trong thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh ngày 12/2/2007 có nêu: Đề nghị Cty Vật liệu xây dựng và xây lắp thuơng mại (BMC, cổ đông chính Cty Việt Trung) đẩy nhanh tiến độ dự án, phấn đấu đến 6/2007 có sản phẩm tiêu thụ.Đến tháng 6/2007 (lúc này đã là thành phố Hà Tĩnh), UBND tỉnh lại tiếp tục ra thông báo kết luận của Phó Chủ tịch tỉnh, có nêu: Việc thực hiện dự án quá chậm so với tiến độ cam kết. Phấn đấu đến 4/2008 đưa nhà máy chính thức đi vào hoạt động. Theo như văn bản của UBND tỉnh, đến thời điểm tháng 6/2007, Cty này đã xây dựng một số hạng mục, mua thiết bị. Trong lúc cam kết của doanh nghiệp này, đến năm 2006 sẽ đưa nhà máy vào hoạt động chính thức.Mặc dù UBND tỉnh đã cho phép công ty nhiều lần giãn tiến độ đầu tư, nhưng tiến độ dự án vẫn giẫm chân tại chỗ khiến cho người dân thành phố cũng như lãnh đạo địa phương không khỏi “nóng ruột”.… đến di dờiPhát biểu trên báo chí, ông Nguyễn Văn Quyền, Phó TGĐ Cty BMC nói rằng: “Dự án bia Toàn Cầu chậm tiến độ do vướng mắc khi gặp phải đối tác không đủ năng lực. Thực chất mà nói công ty không có kinh nghiệm lĩnh vực đầu tư nhà máy bia. Ngoài ra do công ty tập trung đầu tư cho một số dự án trọng điểm khác tại Hà Tĩnh”.Có ý kiến cho rằng, đối chiếu với Luật đầu tư thì đáng ra dự án Nhà máy bia Toàn Cầu đã bị thu hồi từ lâu.

Đối diện với khu đất vàng hàng chục nghìn m2 bỏ hoang là cảnh tiểu thương và người dân phường Đại Nài tràn ra QL1A buôn bán vì chợ quá chật hẹp Đang trong lúc có nhiều bức xúc của dư luận về dự án này thì trong đầu năm 2011, Cty BMC và các nhà chức trách ở Hà Tĩnh đã họp để bàn đến “phương án di dời”. Lý do muôn thủa ai cũng biết và đáng ra phải được biết trước khi cho phép xây nhà máy bia trong thành phố là vấn đế môi trường khi đi vào hoạt động sẽ rất ảnh hưởng đến khu đô thị. Nhưng giờ mới được Cty BMC và lãnh đạo tỉnh đề cập đến.Theo đó, hai bên thống nhất phương án di dời nhà máy ra khỏi thành phố. Sau khi thẩm định giá trị thiệt hại, UBND tỉnh xem xét hỗ trợ một phần.Tuy nhiên, gần 2 năm qua, vấn đề hỗ trợ như thế nào vẫn chưa đi đến thống nhất. Toàn bộ khu đất vàng vẫn để hoang cho cỏ mọc. Đối diện đó là cảnh người dân phải tràn ra QL1A để mua bán vì khu chợ quá chật chội.Một lãnh đạo Sở KH- ĐT Hà Tĩnh cho biết, hiện Cty BMC và UBND tỉnh đã thống nhất sẽ chuyển nhà máy bia ra một địa điểm khác ngoài thành phố, toàn bộ diện tích đất sẽ được BMC sử dụng làm khu đô thị.

Tuy nhiên, câu chuyện vẫn chưa đến hồi kết vì hai bên vẫn chưa thống nhất được phương án đền bù, hỗ trợ di dời…. Một quyết sách sai lầm đã gây ra hậu quả lớn. Không những lãng phí đất đai, thiệt hại cho nhà đầu tư, lãng phí kinh phí của nhà nước (hỗ trợ di dời) mà còn gây ra nhiều dư luận không tốt về vấn đề tầm nhìn, quy hoạch tại Hà Tĩnh.Duy Tuấn – Trần Văn

VNN

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP