Nghi Xuân

Nghi Xuân: Xuất khẩu lao động đi mãi không về!

“Có tiền mẹ có đưa được bố về cho con không ?”. Đó là tiếng khóc ngậm ngùi của 2 đứa đứa trẻ khi bố nó vừa qua đời ở tuổi 35 tại đất nước Hàn Quốc, khi tham gia xuất khẩu lao động bên một thuyền đánh cá.

Nhiều năm trở lại đây vùng quê nghèo 2 xã Cương Gián, xã Xuân Liên huyện Nghi Xuân Hà Tĩnh, nay “thay da đổi thịt” nhờ xuất khẩu lao động. Được biết tới với tên gọi “xã giàu nhất cả nước, vùng đất xài tiền đô la, xã xuất ngoại…”.


Từ con số thống kê hiện nay 2 xã này đã có hơn 7.500 người đi xuất khẩu lao động sang các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Nhật Bản, Nga, Ănggola, Úc…Số lao động của mỗi gia đình có đến 4 đến 5 người tham gia lao động, hàng năm lượng ngoại hối giửi về làm thay đổi bộ mặt vùng đất nông thôn cằn cõi nghèo ven biển. Nay đầu làng ngõ xóm thi nhau xây nhà biệt thự giá trị tiền tỷ có nhiều thanh niên tỷ phú, xe tay ga, điện thoại đời mới được săn và mua về sử dụng, học sinh đi học được sắm xe đạp điện, xe bít đưa đón đi về …Nhưng phía sau đó không mấy ai hiểu thấu nỗi khổ của những người lao động làm thuê kiếm đồng tiền bên đất khách quê người.


Giấy báo tử ngầm.


Chưa có một con số thống kê đầy đủ về giấy báo tử của những lao động xấu số đi làm việc ở nước ngoài bị tử vong hàng năm. Nhưng thực tế số lượng lao động bị “mất” bên nước bạn đưa về hàng năm ở 2 xã thường có 3 đến 5 người trong mỗi xã. Số lượng lao động bi tai nạn bị mất gón tay, chân, cháy nổ trong quá trình lao động bị mất sức lao động, hàng năm phải về nước cũng trên 20 người. Với những công việc đặc thù, làm việc trong môi trường đọc hại như Hàn xì, mài, làm ở hầm đông lạnh, thợ xây trên những công trình cao, thuyền viên trên các tàu biển đánh bắt xa bờ … Thì nhiều điều có thể ập đến, lúc nào cũng bị đe dọa về tính mạng và sức khỏe nếu mình không cẩn thận và may nắm.


Những tin giữ báo về với người nhà nạn nhân xấu số có lao động xuất khẩu lao động, chỉ qua một cú điện thoại đã làm cả gia đình giồng họ, bạn hữu, làng xóm tiếc nuối. Những cái chết quá bất ngờ của những thanh niên trẻ tuổi, những người cha chưa được gặp con, “kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh đi trước”.


Món nợ trần gian.


Nhiều trường hợp người lao động qua đời để lại một ghánh nặng về tiền nợ, vốn vay mượn cầm cố để đi nước ngoài. Sau sự tiếc thương là những món nợ, về vật chất, tinh thần . Giá “TIỀN” nào có thể bù đắp nỗi thiếu vắng đối với người ở lại, không ít đứa trẻ đã không còn có bố, có mẹ, những người vợ trẻ nay đã trở thành cô đơn bà hóa…rồi họ sẻ ra sao?.


Tác giả : Ngô Thanh Lý

  Từ khóa: xuất khẩu lao động

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP