Địa Chí Hà Tĩnh

Nghệ – Tĩnh trong những ngày đầu bảo vệ chính quyền cách mạng

Chỉ trong một thời gian ngắn, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh liên tỉnh Nghệ – Tĩnh, với khí thế áp đảo, ngày 21/8/1945, cuộc khởi nghĩa ở thị xã Vinh giành thắng lợi. Khí thế sôi sục




Thời gian này, Ty trinh sát Nghệ An còn phối hợp với các đơn vị giải phóng quân, tự vệ địa phương tấn công tiêu diệt quân pháp tại đồn Noọng Hét thuộc tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), góp phần giữ yên vùng biên giới trong những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám.

Cũng trong tháng 9 năm 1945, một tổ Công an Nghệ An do đồng chí Hoàng Dũng phụ trách đã phục kích bắt tên I–Xi, quan năm tình báo Nhật, thu 1 cặp tài liệu quý, 1 khẩu súng, 5 kg vàng và một số tài sản khác. Tiếp theo, ta phát hiện và thu giữ 2 toa tàu chở vũ khí quân đội Nhật ở Ga Vinh.

Trong lúc đó, tại Hà Tĩnh, Công an cục cùng với các tổ trinh sát Đức Thọ, Hương Sơn phối hợp với Chi đội Giải phóng quân Phan Đình Phùng tấn công đồn Napê sát biên giới Việt Lào giết 1 quan ba, 25 lính Pháp lê dương. Đồng thời, Công an cục Hà Tĩnh đã ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động phá hoại của nhiều nhóm gây rối do bọn Quốc dân Đảng tổ chức ở Yên Hội (Đức Thọ), Xuân Viên (Nghi Xuân), Phúc Dương (Hương Sơn), Song Lộc (Can Lộc).

Cũng trong thời gian này, Hà Tĩnh Công an cục và Ty Trinh sát Nghệ An (đến tháng 10 năm 1945 đổi thành Nghệ An Công an cục) đã phối hợp với các ngành, các cấp bảo vệ an toàn “Tuần lễ Vàng” do Chính phủ phát động. Riêng TX Vinh và 5 huyện ở Nghệ An đã góp được 23,62 kg vàng, đồng bào các dân tộc ít người ở Quỳ Châu đóng vào Quỹ độc lập 150 kg bạc các loại.

Trước tình hình thực dân Pháp nấp sau lưng quân Anh gây hấn ở Nam bộ, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, 32 cán bộ Công an Nghệ An do đồng chí Nguyễn Tạo cục trưởng dẫn đầu “Nam tiến”. Ở Hà Tĩnh, trong số 250 người xung phong vào đợt đầu có nhiều chiến sĩ công an. Trong đó có đồng chí Lê Bình vào làm Trưởng Quốc gia tự vệ quốc và hy sinh trong trận đánh đồn Cái Rang nổi tiếng, sau này được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT ND.

Ngày 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên trong cả nước được diễn ra trong không khí phấn khởi, an toàn trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tháng 4 năm 1946, thực hiện sắc lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Nghệ An Công an cục và Hà Tĩnh Công an cục được đổi thành Ty Công an Nghệ An, Ty Công an Hà Tĩnh.

Từ đây, dưới sự chỉ đạo của Nha Công an Trung ương, Sở Công an khu IV, Lực lượng Công an hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh xây dựng và củng cố tổ chức một cách phù hợp, tạo thêm sức mạnh mới chuẩn bị tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược.

việt Long

CANA

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP