Tin thế giới

NASA công bố phát hiện “Trái đất thứ 2”

Các nhà khoa học tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ NASA đã công bố phát hiện ra “Trái đất thứ 2”, có tên là Kepler-452b. Đây là hành tinh giống với Trái đất trong thiên hà của chúng ta.

NASA công bố phát hiện

Kepler-452b hơi ấm hơn Trái đất một chút, lớn hơn một chút

Trải qua nhiều năm thu thập dữ liệu bằng kính thiên văn Kepler, và phân tích, nghiên cứu về hành tinh này, các nhà khoa học đã xác nhận sự tồn tại của Kepler-452b, hành tinh giống Trái đất nhất từng được phát hiện.

Mặc dù hành tinh này quá xa để chụp ảnh, song công nghệ tiên tiến Nasa cũng có thể cho chúng ta biết một số điều ngạc nhiên thú vị về “Trái đất mới” này.

NASA công bố phát hiện

Kepler 452b có thời gian ước tính gần giống Trái đất

Mở đầu cuộc họp báo công bố “Trái đất thứ 2”, ông John Grunsfeld, phó quản trị trạm điều khiển sứ mệnh khoa học của NASA ở Washington, cho biết: “Hôm nay chúng ta công bố việc phát hiện ra một hành tinh ngoại ở khá xa nhưng lại là một “người anh em họ” gần gũi với Trái Đất. Đó làNó là gần nhất cho đến nay. . Đó là Trái đất 2.0 “.

Tất cả mọi thứ về Kepler 452b – từ kích thước, thời gian trong một năm, những điều kiện sống trên bề mặt hành tinh này – rất giống với Trái đất.

Một năm trên hành tinh mới được phát hiện kéo dài 385 ngày, chỉ hơn 20 ngày so với một năm trên trái đất.

NASA công bố phát hiện

Hình ảnh này so sánh kích thước của Trái đất với kích thước của Kepler 452b

Số liệu này khác nhiều so với độ dài 1 năm ở các hành tinh khác gần Trái đất hơn. Một năm trênsao Kim, đôi khi là hành tinh gần Trái đất nhất, chỉ kéo dài 88 ngày Trái đất. Một năm trên sao Hải Vương tương đương với 185 năm Trái đất.

NASA công bố phát hiện

Kepler-452b cách Trái đất khoảng 1.400 năm ánh sáng.

Nhà nghiên cứu Jon Jenkins cho biết, Kepler 452B có tuổi thọ khoảng 6 tỉ năm, nhiều hơn 1,5 tỉ năm so với tuổi của Mặt trời. Mặc dù Kepler 452B có đường kính lớn hơn 60% so với Trái đất nhưng có cùng nhiệt độ và sáng hơn khoảng 20%.

Kepler 452B là nơi có khả năng nuôi dưỡng sự sống. Tuy nhiên, để đạt điều kiện ấy, hành tinh phải cách ngôi sao riêng ở cự ly hợp lý, giống như trái đất và mặt trời. Vì phần lớn hành tinh trong vũ trụ đều quá nóng khiến nước bị bay hơi, hoặc quá lạnh khiến nước bị đóng băng.

Hiện tại, chưa ai có thể đặt chân đến hành tinh này. Nhà nghiên cứu Jeff Coughlin cho biết: “Liệu có một ngày nào đó chúng ta có thể đặt chân đến ‘Trái đất thứ 2’? Đây thực sự là một câu hỏi khó trả lời. Bởi lẽ, hiện chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu và đưa ra những thông tin chính xác nhất về Kepler 452b. Sẽ phải mất rất nhiều thời gian nữa để có thể đạt được mục tiêu đó”.

Theo nghiên cứu, 1 năm ánh sáng bằng… 225 triệu năm đi bộ, và Kepler-452B cách chúng ta 1.400 năm ánh sáng.

“Trái đất thứ 2” được tìm thấy bởi kính viễn vọng Kepler, phương tiện mà NASA đưa vào sử dụng từ năm 2009 với sứ mệnh khám phá các hành tinh có sự sống ngoài vũ trụ.

Được biết, Kepler hoạt động bằng cách giám sát hàng trăm ngàn sao cùng một lúc và phân tích mức độ ánh sáng mà các ngôi sao phát ra. Khi một hành tinh đi qua giữa ngôi sao và kính thiên văn, chúng sẽ che lấp một số ánh sáng và Kepler sẽ lưu tâm và dõi theo hành tinh đó.

Kể từ khi ra đời, Kepler đã phát hiện được 1.028 hành tinh và 22 trong số đó được tin là có những điều kiện phù hợp với sự sống. NASA đang đặc biệt tìm kiếm một hành tinh thuộc “vùng ở được” với nhiệt độ bề mặt có thể tồn tại nước dạng lỏng.

NGÂN LINH (theo Independent)

Báo : ĐSPL

  Từ khóa: NASA , Trái Đất

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP