Kỳ Anh

Lâm tặc đại náo: (Kỳ II)

Biết có nhà báo vào rừng, kiểm lâm huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh lập tức vào kiểm tra và thu một ít gỗ bên đường. Nhưng khi chúng tôi đột kích trở lại, cảnh khai thác và vận chuyển gỗ vẫn diễn ra tấp nập


Tin liên quan:
> Hà Tĩnh: Tan nát đầu nguồn

Thay vì đi từ TP Hà Tĩnh vào Kỳ Sơn (huyện Kỳ Anh) chỉ chưa đầy 100 km, chúng tôi chọn cách đi vòng 300 km, lên Hương Khê theo đường mòn Hồ Chí Minh vào tận Quảng Bình rồi mới theo Quốc lộ 12 đang thi công dở dang để tiếp cận với các hoạt động phá rừng mà ít khả năng lộ diện. Đường 12 ngoằn ngoèo nhưng không dốc. Cách thị trấn Đồng Lê (Tuyên Hóa, Quảng Bình) chừng chục km, rừng phủ một màu xanh bạt ngàn. Nhiều cây to đứng sừng sững bên sườn đồi…


“Đột kích” vào điểm nóng


Đến đoạn cầu Khe Nét, trong khi đang dừng chụp ảnh công nhân làm cầu, chúng tôi gặp một cán bộ mang sắc phục kiểm lâm cùng với một số người dân đi bộ về phía bên kia sườn núi. Khoảng 15 phút sau, một thanh niên râu ria bặm trợn cưỡi xe máy đến dò xét chúng tôi, ném cái nhìn nghi hoặc rồi lên xe chạy về hướng Hà Tĩnh. Khi chúng tôi đến trạm kiểm soát của Hạt Kiểm lâm huyện Tuyên Hóa (đóng gần giáp địa bàn Hà Tĩnh) thì thấy gã thanh niên này đang dừng xe nói chuyện với một cán bộ kiểm lâm ngay tại trạm. Biết bị lộ, chúng tôi cho xe chạy về phía Hà Tĩnh. Dọc đường, nhiều bãi gỗ hôm trước nằm la liệt ngay vệ đường nay đã không còn. Thế nhưng trong các vườn nhà dân thì vẫn có rất nhiều gỗ được tập kết.


Khoảng 17 giờ, chúng tôi có mặt tại một chốt của một trạm kiểm soát thuộc Hạt Kiểm lâm Kỳ Anh đóng tại Kỳ Hợp. Rào kiểm soát mở và không có ai trực chốt. Đến trạm, chúng tôi gặp hai cán bộ kiểm lâm. Ở đây có một ít gỗ tịch thu của lâm tặc vừa đưa về. Nhân viên trạm cho biết, số gỗ này vừa mới tịch thu cách đây vài hôm. Ông Dân, trạm trưởng, cho biết từ đầu năm đến nay, trạm thu được 12,5 m3 gỗ (?), trong đó có trên 5 m3 gỗ vừa mới được thu về.


Sôi động về đêm


Rời trạm kiểm soát này, chúng tôi vờ cho xe chạy về phía Quốc lộ 1A xuống thị trấn Kỳ Anh. Chừng 3 km, chúng tôi tấp xe vào lề đường mật phục. Chỉ ít phút sau, trời nhá nhem tối, rất nhiều xe máy chở hai, ba súc gỗ vuông dài khoảng từ 1,5-2,5 m lao vun vút.


Chúng tôi quay đầu xe ngược trở lại. Dọc đường gặp rất nhiều xe máy và xe lôi bắt đầu chở gỗ về xuôi. Cứ chạy một đoạn, chúng tôi lại gặp một xe. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn chúng tôi đếm được 7 xe lôi chở đầy ắp gỗ theo Quốc lộ 12, vượt ào ào qua trạm kiểm soát của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh và trạm kiểm soát của Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Anh.


Chúng tôi bám theo một xe công nông chở gỗ về xuôi. Đến một trạm kiểm soát, chiếc xe này bị bắt dừng lại. Giả vờ như không biết gì, chúng tôi cho xe chạy qua trạm khoảng 300 m rồi dừng lại ngồi phục trong xe. Một người đàn ông chạy xe máy đến gõ cửa và hỏi chúng tôi làm gì ở đây rồi lên xe máy vù đi. Một lúc sau, chúng tôi quay lại trạm kiểm soát thì gặp người đàn ông lúc nãy. Đấy là ông Hà, Trưởng Công an xã Kỳ Sơn. Khi chúng tôi hỏi chủ xe công nông kia đâu thì anh Tuấn, trạm phó, trả lời rằng không biết chủ xe vì đã chạy mất (?).

dốc nhỏ? Một người dân địa phương cho biết, đa số xe tải này từ thị trấn Kỳ Anh chở gạo, trứng, nước mắm, muối… lên, khi quay về rất nhiều xe chở theo gỗ, tre nứa chỉ là ngụy trang nên mới có tình trạng nặng nề như thế.


Kỳ tới: Tan hoang vùng giáp ranh


Bài và ảnh: Hoàng Hà

NLD

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP