Truyền thống - Phát triển

Khởi sắc làng đóng thuyền Trường Sơn – Đức Thọ

Những thợ lành nghề đang gấp rút thực hiện các công đoạn hàn thành chiếc thuyền đẻ bàn giao cho khách hàng

Nghề đóng thuyền ở thôn Bến Hiến (xã Trường Sơn, Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã tồn tại hằng trăm năm, đến nay vẫn được gìn dữ và đang ngày càng phát triển.

Nghề đóng thuyền đã tạo việc làm thường xuyên, đem lại thu nhập cao cho hằng trăm lao động, nhiều gia đình có điều kiện nuôi con ăn học thành tài.

Làng đóng thuyền vươn ra biển lớn

Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi tìm đến xưởng đóng thuyền của anh Dương Quốc Huân ở thôn Bến Hến. Trong cái nắng đầu mùa, những người thợ với bàn tay khéo léo, tài hoa đang mải miết làm việc để hoàn thiện những con thuyền lớn, nhỏ để bàn giao khách hàng làm cho bến sông nhộn nhịp hẳn lên.

Gạt những giọt mồ hôi ngang trang, anh Huân dẫn chúng tôi tham quan xưởng thuyền dọc bến sông của gia đình, anh Huân cho biết hiện tại trong xưởng đang đóng 5 chiếc thuyền công suất lớn có giá trị từ 300 – 500 triệu đồng và mấy chục chiếc thuyền nhỏ.

Để hoàn thiện được một chiếc thuyền cần phải có những người thợ lành nghề tỉ mẩn, chăm chút thực hiện để cho ra sản phẩm chất lượng nhất. Phải chọn được những loại gỗ cứng, bền, ít ngấm nước như: táu, xăng.

Trong các công đoạn đóng thuền thì việc ráp những tấm ván dày là vất vả nhất. Để ráp ván theo khung thì phải uốn ván theo khung của thân tàu, người thợ phải nung, ép những thanh gỗ qua lửa ở nhiệt độ cao.

Khi đã đảm bảo được độ cong những tấm ván tàu được ghép với nhau theo hình răng cưa nên rất chắc chắn rồi được cố định bằng bu lông. Sau khi lắp ghép xong các bộ phận và vỏ tàu, phải tiếp tục bào sửa để đảm bảo độ cong đều và nhẵn.

Công đoạn cuối để hoàn thành chiếc thuyền là xảm trét các khe rãnh, mạch, kẽ hở của vỏ tàu bằng sợi phoi tre trộn luyện với hố vôi hàu, dầu, nhựa.

Để hoàn thành một chiếc thuyền như vậy, thường tôi phải huy động 25 thợ thủ công phải làm việc ròng rã gần 2 tháng để hoàn thành sản phẩm giao cho khách hàng.

Nắng lên cao, phân xưởng đóng tàu lại ruộn ràng hơn bởi tiếng cưa, khoan, đục của cánh thợ đang mãi miết làm việc dưới cái nắng…

Gạt vội những giọt mồ hôi chảy dài từ khuôn mặt xạm đen, rắn rỏi ông Huân kể về nghề đóng thuyền ở Trường Sơn. Anh kể, từ khi sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này, anh đã thấy ông cha mình làm nghè đóng thuyền.

Trước đây, thuyền được đóng và bán để người dân trong huyện và trong tỉnh để làm phương tiện đi lại, buôn bán vận chuyển hàng hóa. Sau này thuyền ở đây cũng được đóng phục vụ các công việc thời chiến.

Khoảng 13 – 14 tuổi anh theo phụ cha đóng thuyền. nhờ vậy, khoảng 17 – 18 tuổi trở đã có thể tham gia đóng thuyền chuyên nghiệp.

Làng nghề đóng thuyền Trường Xuân ngày càng phát triển ở thôn Bến Hiến bên Sông La.

Khởi sắc làng đóng thuyền

Cũng đã có thời kỳ làng nghề suy giảm do sự phát triển của các phương tiện đường bộ. Nhưng gần đây, khi các ngư dân vùng biển được nhà nước hỗ trợ tiền đóng tàu đánh bắt hải sản trên biển hằng năm có hằng trăm chiếc thuyền lớn được xuất xưởng ở xã Trương Sơn. Khánh hàng đến đóng thuyền từ các tỉnh Thanh Hóa, cho đến Quảng Bình.

Xã Trường Sơn hiện có 5 xưởng đóng tàu quy mô lớn tập trung ở địa phận thôn Bến Hến và Bến Đền, thu hút 85 lao động địa phương và gần 20 hộ sản xuất nhỏ, lẽ trong toàn xã.

Trung bình mỗi chiếc tàu công suất lớn có giá tổng thể từ 600 – 1,4 tỷ đồng, trừ các chi phí chủ xưởng “lãi” từ 150 – 200 triệu đồng; tạo việc làm ổn định cho hằng trăm thợ đóng thuyền với ức mức thu nhập khá cao từ 6 – 13 triệu đồng/người/tháng làm cho nhiều gia đình ngày càng khá giả, có điều kiện đầu tư cho con cái học hành.

Tiêu biểu như gia đình như anh Dương Quốc Huân, Lê Văn Quân, Lê Quang Tuấn, Lê Văn Báu, Đoàn Quốc Khôi đã làm giàu trên chính xưởng đóng thuyền ngay chính ở bến sông và đầu tư lớn cho các học Đại Học.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Đông – Chủ tịch UBND xã Trường Sơn – cho hay: “Sau khi triển khai chương trình Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xã đã có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển làng nghề.

Trong 2 năm gần đây, xã đã mời được nghệ nhân ở làng nghề Thái Yên về hướng dẫn tại 2 lớp cho hơn 80 học viên làm nghề mộc dân dụng theo nhu cầu của thị trường hiện nay.

Đối với các xưởng snar xuất, xa đã hỗ trợ 20 % giá trị máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho những gia đình có xưởng đóng tàu với quy mô lớn lớn thành lập doanh nghiệp, tạo thuận lợi hơn trong việc ký kết những hợp đồng lớn, đảm bảo sản xuất ổn định, quy cũ hơn”.

Chỉ tay về chiếc thuyền 250CV của mình đặt mua vừa được hoàn thành Nguyễn Văn Thuận (Cửa Lò, Nghệ An) vui mừng nói:  Chúng tôi đã đóng 1 chiếc thuyền đã đóng ở xưởng thuyền anh Huân.

Thực tế thuyền chịu lực tốt, mẫu mã đẹp, chạy nhanh hơn những thuyền đóng ở nơi khác cùng có công suất, chủ xưởng có trách nhiệm sau khi thuyền hạ thủy và cam kết sử dụng được hơn 20 năm.

Vì vậy, tôi đã quyết định đóng thêm chiếc thứ 2 thuyền trị giá 300 triệu này từ nguồn vốn của nhà nước hỗ trợ cho ngư dân. Có thêm chiếc thuyền mới này sẽ giúp chúng tôi yên tâm đánh bắt cá hái “lộc” từ biển khơi.

Rời làng đóng thuyền Trường Xuân, chúng tôi tin tưởng làng nghề sẽ phát triển rộng lớn hơn, đem lại thu nhập cao hơn nữa cho những người thợ có “bàn tay vàng” tạo nên những chiếc thuyền lớn giúp ngư dân lớn vượt biển khơi “hái lộc biển” và thắp lên ngọn “lửa nghề” cho lực lượng lao động trẻ trong thời đại mới.

Minh Thư

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP