Theo nhiều nghiên cứu đã được báo cáo, tỷ lệ mắc bệnh da trong cộng đồng hiện nay rất cao, từ 15% đến 20%, tùy từng vùng. Ngoài ra, nhiều bệnh da mạn tính rất khó điều trị, phải theo dõi suốt đời như: vẩy nến, lao da, ung thư da, các bệnh da tự miễn… hơn nữa các mô hình hệ thống chuyên khoa Da liễu chưa đồng nhất nên gây khó khăn lớn cho người bệnh.
Bs Lê Văn Luật – Phó Giám đốc Trung tâm cùng bác sĩ Lê Nhật Thành Giám đốc Trung tâm YTDP Hương Sơn khám chẩn đoán bệnh da cho bn tại Trạm y tế xã Sơn Thịnh.
Do vậy Bộ Y tế đã ra Quyết định số 5656/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới chuyên ngành da liễu giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định nhằm mục tiêu tăng cường và hoàn thiện mạng lưới khám, chữa bệnh chuyên ngành da liễu trong toàn quốc giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh da liễu của nhân dân, đồng thời để hoàn thiện hệ thống tổ chức, nhân lực từ tuyến Trung ương đến cơ sở.
Theo số liệu thống kê tại báo cáo tổng kết năm 2016 của bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quỳnh lập thì khu vực Bắc Trung bộ đang còn phải quản lý trên 700 bệnh nhân Phong và theo tỷ lệ nghiên cứu thì số người mắc bệnh Da liễu chiếm từ 15 đến 20% dân số , do vậy số lượng bệnh nhân mắc bệnh da liễu nằm trong dân khu vực bắc Trung Bộ hiện nay khoảng trên 2 triệu người dân mắc bệnh.
Cụ thể theo số liệu thống kê báo cáo của Bệnh viện Da liễu, Thanh Hóa là một tỉnh có kỹ thuật phát triển tốt nhất trong khu vực Bắc Trung Bộ, Bệnh viện đã làm tốt 441 danh mục kỹ thuật được Sở Y tế phê duyệt. Thanh hóa có 3.690.400 người nhưng Bệnh viện Da liễu cũng chỉ mới điều trị nội trú được cho 2.136 lượt người chỉ đạt 29% tính theo tỷ lệ nghiên cứu 20% người dân mắc bệnh.
Cũng nằm trong khu vực thì Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo có khí hậu, địa lý phức tạp Trung tâm Da liễu được nâng cấp lên bởi trạm Da liễu vào tháng 7/2011 tại Quyết định số 2231/QĐ-UBND ngày 8/7/2011 của UBND tỉnh Hà Tĩnh đóng tại số 16, ngõ 98, đường 26/3 thành phố Hà Tĩnh.
Cho đến nay, Trung tâm đang còn gặp nhiều khó khăn và thách thức như: vị trí thiếu thuận lợi cho người bệnh, Trung tâm đến tháng 1/2017 mới được Sở Y tế cấp 82 danh mục kỹ thuật khám chữa bệnh mặc dù Giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa Da liễu cấp từ tháng 9/2015. Do vậy cho đến nay, Trung tâm chưa triển khai được công tác khám chữa bệnh chế độ BHYT cho người bệnh; Mặt khác cán bộ được Sở Nội Vụ, Sở Y tế cử đi học Thạc sỹ da liễu, CKI Da liễu về lại không được Sở phân đúng chuyên ngành được đào tạo, điều động sang lĩnh vực khác như Sốt rét, truyền thông … Máy móc phương tiện thì cũ, lạc hậu không được đầu tư, Trong 3 năm qua được Bệnh viện Phong – da liễu Trung ương Quỳnh lập cho mượn chiếc xe ô tô để hoạt động nhưng đến nay đã hết thời hạn lưu hành.
Cho đến nay, Trung tâm Da liễu Hà Tĩnh chưa triển khai điều trị nội trú cho bệnh nhân mà mới chỉ khám lồng ghép tại tuyến cơ sở nhưng cũng chỉ mới đáp ứng được 7% so với nhu cầu chữa bệnh của người dân (năm 2016 khám sàng lọc được 18.718 người bao gồm bệnh phong, da, STI tại tuyến cơ sở). Hệ thống khoa Da liễu tuyến huyện tại Hà Tĩnh mới chỉ được 1 Bác sĩ học chuyên khoa I chuyên ngành da liễu thuộc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Thạch Hà. Còn khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa tỉnh thì người bệnh phải làm thủ tục BHYT chuyển tuyến phức tạp nên người bệnh hầu hết đi thẳng ra tuyến Trung ương hoặc điều trị những địa chỉ không đúng chuyên khoa.
Đứng trước những khó khăn thách thức của ngành Da liễu như hiện nay thì Sở Y tế các tỉnh cần tham mưu cho tỉnh phát triển theo mô hình tại Quyết định số 5656/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 của bộ Trưởng Bộ Y tế. Còn sát nhập Trung tâm Da liễu theo thông tư 51/ 2015/TTLB-BYT-BNV ngày 11/12/2015 thì người dân sẽ gặp nhiều khó khăn khi mắc bệnh Da liễu trong điều kiện môi trường ngày càng ô nhiễm.
PV