Văn hoá Dân gian

Kết thúc khảo sát nghi lễ Chầu văn của người Việt toàn quốc tại Hà Tĩnh

Tối ngày 5/5, tại quần thể Di tích lịch sử văn hóa Tiên Sơn, phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã diễn ra Lễ bế mạc khảo sát nghi lễ Chầu văn của người Việt toàn quốc.

Đây là hoạt động do Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa thể thao & du lịch Hà Tĩnh tổ chức, nhằm khảo sát hoàn thiện hồ sơ khoa học để trình UNSCO công nhận nghi lễ chầu văn là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.


Tham dự có 16 thanh đồng tiêu biểu được lựa chọn từ 17 tỉnh, thành trong cả nước có hoạt động diễn xướng chầu văn như Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Tĩnh…


Ông Phạm Long Xuyên, Phó Chủ tịch Liên hiệp UNESCO Việt Nam, cho biết: “Sau hai ngày khảo sát (ngày 4 và 5-5) các tiết mục diễn xướng sẽ được chúng tôi chọn ra để làm căn cứ lập hồ sơ khoa học trình UNESCO công nhận nghi lễ chầu văn là văn hóa phi vật thể của nhân loại”.

Kết thúc khảo sát nghi lễ Chầu văn của người Việt toàn quốc tại Hà Tĩnh

Thanh đồng hát Chầu văn lên đồng

Được biết Chầu văn hay hát bóng, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.


Bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với các lời văn chau chuốt nghiêm trang, chầu văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu thánh. Hát văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.


VĂN ĐỊNH

Báo Hà Tĩnh

  Từ khóa: Hà Tĩnh

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP