Địa Chí Hà Tĩnh

“Hốt bạc” dịp Tết nhờ hái “lộc rừng” giữa đại ngàn Hoành Sơn

Những ngày cận kề Tết Nguyên đán, nhiều người dân Quảng Bình đổ xô vào rừng săn “lộc rừng”. Nhờ vậy, họ cải thiện thu nhập trong những dịp này.

Những ngày cuối năm, tiết trời Quảng Bình giá lạnh kèm theo mưa lất phất. Dù vậy, các “thợ lá” ở các xã Quảng Kim, Quảng Hợp, Quảng Châu… vẫn băng rừng ngược lên dãy Hoành Sơn, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) để hái lá rừng. Món “quà tết” giữa đại ngàn không gì khác đó là những loại lá rừng như lá dong, lá chuối rừng (dùng để gói nhiều loại bánh cổ truyền) hay ống tre nứa (vật liệu được chẻ nhỏ để làm lạt gói bánh) được người dân tìm về phục vụ làm bánh để đón Tết cổ truyền, nơi giúp họ cải thiện thu nhập từ việc khai thác lá.

Những thợ lá đang khai thác ‘lộc rừng” giữa đại ngàn Hoành Sơn
Những thợ lá đang khai thác ‘lộc rừng” giữa đại ngàn Hoành Sơn.

Sau nhiều giờ ‘trèo đèo, lội suối”, chúng tôi cũng đặt chân đến đỉnh Ông Bô là đỉnh núi cao nhất, nhì ở dãy Hoành Sơn nằm giữa biên giới 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Từ đỉnh núi, nhìn xuống về phía biển chúng ta có thể thấy rõ Vũng Chùa – Đảo Yến nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang an giấc ngàn thu.

Theo ông Chu Đức Thanh, một người chuyên hái lá rừng ở xã Quảng Kim, mỗi bạt lá chuối được bán với giá từ 10- 15 ngàn đồng, mỗi chùm lá dong khoảng 10 đọt có giá khoảng 20 ngàn đồng. “Mỗi chuyến lên rừng khoảng 1 – 2 ngày nếu trúng lá rừng, anh em chúng tôi kiếm xấp xỉ gần triệu bạc. Đây xem như là quà tết rừng ban” – ông Thanh vui vẻ nói.

Những thợ lá đang khai thác ‘lộc rừng” giữa đại ngàn Hoành Sơn
Những thợ lá đang khai thác ‘lộc rừng” giữa đại ngàn Hoành Sơn

Theo các thợ rừng, giai đoạn từ ngày 20 đến 27 tháng 12 (Âm lịch) họ bắt đầu đi hái lá rừng. Ngoài hái lá rừng, để tăng thêm thu nhập trong dịp giáp tết các thợ lá cũng tranh thủ săn các lâm sản khác như: chổi lau, chổi trành, lá vằng để bán.

“Nhờ đi rừng hái lá mà chúng tôi kiếm bạc triệu trong dịp Tết nhưng để hái được lá rừng cũng khổ lắm, len lỏi trong rừng sâu cực lắm” – chị Đặng Thị Hương (30 tuổi, ở xã Quảng Châu) nói. Còn chị Đàm Thị Huế (50 tuổi, ở xã Quảng Kim) mỗi năm đến mùa lá tết, gia đình chị cũng kiếm được 5 – 7 triệu đồng. “Không nhiều nhưng cũng đủ sắm thêm mấy đồ tết, áo quần mới cho các con. Ai cũng vui cả, lộc rừng mà…”, chị Huế tâm sự.

Công đoạn giữ lá rừng tại các khe suối cho xanh tươi, tránh bị héo khô và hư hỏng
Công đoạn giữ lá rừng tại các khe suối cho xanh tươi, tránh bị héo khô và hư hỏng
Công đoạn giữ lá rừng tại các khe suối cho xanh tươi, tránh bị héo khô và hư hỏng
Công đoạn giữ lá rừng tại các khe suối cho xanh tươi, tránh bị héo khô và hư hỏng
Ngôi nhà của nhiều phu lá dịp này chật kín các lâm sản hái từ rừng về
Ngôi nhà của nhiều phu lá dịp này chật kín các lâm sản hái từ rừng về
Ngôi nhà của nhiều phu lá dịp này chật kín các lâm sản hái từ rừng về
Ngôi nhà của nhiều phu lá dịp này chật kín các lâm sản hái từ rừng về
Nhờ việc hái lá rừng, nhiều hộ dân đã kiếm bạc triệu trong những dịp Tết Nguyên đán
Nhờ việc hái lá rừng, nhiều hộ dân đã kiếm bạc triệu trong những dịp Tết Nguyên đán
Nhờ việc hái lá rừng, nhiều hộ dân đã kiếm bạc triệu trong những dịp Tết Nguyên đán
Nhờ việc hái lá rừng, nhiều hộ dân đã kiếm bạc triệu trong những dịp Tết Nguyên đán
Bài, ảnh: Minh Tuấn / NLĐO

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP