Tuyến đường sắt Cầu Giát – Nghĩa Đàn là tuyến nhánh đặc thù có chiều dài 32km, kéo dài qua địa bàn 3 huyện, thị của tỉnh Nghệ An. Đây là tuyến đường sắt huy hoàng một thời là niềm tự hào vận chuyển hàng hóa cho miền Tây xứ Nghệ.
Năm 2014, ngành đường sắt Việt Nam bắt đầu cho kiểm tra và quyết định cắt giảm chi phí về đầu tư trang thiết bị, nhân sự tại 4 nhà ga. Hơn 100 người lao động đồng loạt giảm biên chế xuống còn 20 người, mỗi trạm gác chỉ để một công nhân.
|
Không còn biển hiệu ga Quỳnh Châu, nhờ tấm pa-nô ngày môi trường đường sắt mới nhận ra đây là nhà ga |
|
Đoạn đường sắt có 3 thanh tà vẹt thì hai thanh đã mục nát. Theo quy định của luật giao thông đường bộ, luật đường sắt thì phần đường bộ nằm trong phạm vi 2 chắn (nơi có gác chắn) phải duy tu, sửa chữa. Thế nhưng, hơn 1 năm trôi qua, kể từ khi các trạm gác chắn bỏ không gác thì đường bộ và đường sắt trở thành “cha chung không ai khóc”. |
|
Cây cỏ mọc um tùm phủ kín cả đường sắt đoạn qua cung đường Nghĩa Thuận, huyện Nghĩa Đàn |
|
Cả tuyến đường sắt từ Km0, khu vực Cầu Giát đến Km32, khu vực TX. Thái Hòa, đường sắt đã phủ kín cỏ dại và nhiều chỗ giao nhau với đường bộ đều chìm dưới lòng đất. Thậm chí có đoạn đường sắt chạy ngầm dưới ao. Chỉ duy nhất Trạm gác chắn số 4 có biển tín hiệu ngăn đường sắt |
|
Đường sắt km 6, đoạn qua xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu giờ trở thành bãi tập kết gỗ keo |
... |
Nhiều hố nước giao nhau giữa đường sắt và đường bộ. Phía đường sắt không có gác chắn, không sửa chữa, không đầu. Đường bộ cũng bị bỏ quên, tuyến QL48 chạy qua những điểm giao cắt trên tuyến đường sắt này trở thành cái bẫy cho người tham gia giao thông và có nhiều tai nạn đã xảy ra. |
|
Trạm gác chắn số 2 giờ trở thành hoang phế |
|
Phòng Chỉ huy chạy tàu ga Quỳnh Châu khóa cửa suốt ngày |
|
Đoạn đường sắt qua đường bộ giờ đã chìm sâu dưới lòng đất với một ao nước |
|
Trụ sở cung đường sắt Xuân Lộc sầm uất, với biên chế xấp xỉ 20 công nhân giờ chỉ còn hai người canh giữ |
Kể từ 1/1/2016, Công ty TNHH một thành viên quản lý đường sắt Nghệ Tĩnh (thành viên của Tổng công ty ĐSVN) đã hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi mới: Công ty CP đường sắt Nghệ Tĩnh với hơn 400 người – là đơn vị chính quản lý tuyến đường sắt Cầu Giát – Nghĩa Đàn. Tuy nhiên, theo ông Cao Tiến Hùng – GĐ doanh nghiệp cổ phần này cho biết, việc đầu tư cho tuyến đường sắt trên trở về trạng thái ban đầu là rất khó khăn. Khi kiểm tra hiệu quả khai thác tuyến đường sắt này rất thấp nên ngành đường sắt đã cắt giảm, tuyến đường này đang rơi vào bế tắc. Tuyến đường sắt này nguy cơ hàng ngàn tỷ đồng đầu tư của Nhà nước rơi vào cảnh tàn phế. |
Sông Thái – Quốc Huy