Tin thế giới

Hoa Kỳ công bố tài liệu tình dục của Nhật Bản trong Thế chiến II

 

Hoa Kỳ công bố tài liệu tình dục của Nhật Bản trong Thế chiến II

Các tài liệu cho thấy trong Thế chiến II, chính phủ Nhật Bản từng vận hành hệ thống cơ sở quân sự “tiện nghi” với các dịch vụ phụ nữ cho quân lính, trái với lời phủ nhận của Tokyo về việc liên quan đến nô lệ tình dục trong thời chiến.

Theo các tài liệu được giải mật từ Cục quản lý lưu trữ và ghi âm quốc gia của Hoa Kỳ, Trung tâm thẩm vấn và phiên dịch Đông Nam Á khẳng định rằng chính phủ Nhật Bản đã hoạt động các dịch vụ phụ nữ cho quân đội. Thông tin này được xác nhận khi trung tâm thẩm vấn một binh lính Nhật Bản bị bắt ở Myanmar vào năm 1945. Tài liệu này được mua lại bởi Thông tấn xã Yonhap.

Khi chính phủ Mỹ tra khảo binh lính này về việc Tokyo có bắt giữ các nô lệ tình dục hay không, binh lính này trả lời rằng có một nơi giam cầm được đặt tại Maymyo, Sư đoàn Mandalay, Myanmar. Người này cũng cho biết thêm rằng chi phí dịch vụ cho mỗi lần khoảng 3,5-5 yen (tương đương khoảng 0,03-0,05 đô la) trong khi lương tháng của một binh lính là 24 yên.

Tài liệu được đặt tên là “OSS CONFIDENTIAL C.I.D XL8505” được viết bởi một trung tá Hoa Kỳ vào tháng tư năm 1945.

Một tài liệu được giải mật khác cũng xác nhận rằng một bác sĩ phẫu thuật của quân đội Nhật Bản thường xuyên tiến hành kiểm tra y tế cho những nô lệ tình dục làm việc tại cơ sở dịch vụ ở Mãn Châu, Trung Quốc. Thông tin đã được xác nhận bởi một quan chức tình báo Hoa Kỳ, người đã phỏng vấn một nữ y tá của Trung Quốc. Theo báo cáo, khoảng 20 phụ nữ Nhật Bản được xếp vào loại 1 và khoảng 130 phụ nữ Hàn Quốc nằm trong các nhóm thấp hơn. Tất cả đều bị nhiễm bệnh hoa liễu.

Tài liệu – “JICA R-565-CH-45 mật” – được viết vào tháng 5 năm 1945 bởi một thiếu tá của Hoa Kỳ đã từng phục vụ trong quân đội gần Côn Minh, Trung Quốc.

Dựa trên một cuộc điều tra độc lập về các tài liệu đó, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã cấm 16 tội phạm chiến tranh của Nhật Bản có liên quan đến chế độ nô lệ tình dục, nhập cảnh vào Hoa Kỳ kể từ năm 1996, Yonhap đưa tin.

Tuy nhiên, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ từ chối công bố danh sách trên với lý do hết thời hạn giải mật.

Phạm Uyên (Theo The Korea Herald)

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP