Thành phố Hà Tĩnh |
Theo Cục thống kê Hà Tĩnh với GRDP theo giá so sánh 6 tháng đầu năm 2023, ước tăng 5,02% so với cùng kỳ năm. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,81%, đóng góp 8,14 % vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 4,19%, đóng góp 32,46 %; khu vực dịch vụ tăng 6,82% đóng góp 49,59 %; thuế sản phẩm trừ trở cấp sản phẩm tăng 4,87%, đóng góp 9,81 %.
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP GẶP KHÓ KHĂN
Ngành nông nghiệp tăng 2,45%, đóng góp 0,3 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn tỉnh. Ngành lâm nghiệp tăng 4,86%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm. Ngành thủy sản tăng 4,44%, đóng góp 0,06 điểm phần trăm.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,13%, làm giảm 0,03 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 8,61%, làm giảm 0,02% điểm phần trăm. Ngành khai khoáng giảm 24,64%, làm giảm 0,14%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,11%, đóng góp 0,64 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 15,64%, đóng góp 1,19 điểm phần trăm.
Đối với khu vực dịch vụ của Hà Tĩnh, 6 tháng đầu năm 2023 thể hiện rõ sự phục hồi so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý là sự đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn tỉnh. Cụ thể, ngành bán buôn, bán lẻ tăng 9,72% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,68 điểm phần trăm. Ngành vận tải kho bãi tăng 11,18%, đóng góp 0,42 điểm phần trăm. Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 14,77%, đóng góp 0,28 điểm phần trăm. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,46%, đóng góp 0,23 điểm phần trăm. Riêng ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giảm 5,37%, làm giảm 0,06 điểm phần trăm, dịch Covid-19 đã được kiểm soát nên chi cho phòng, chống dịch bệnh, giảm so với cùng kỳ năm 2022.
Về cơ cấu kinh tế của Hà Tĩnh, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 15,64%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,58%, (trong đó, ngành công nghiệp chiếm 28,35%; ngành xây dựng chiếm 8,23%); khu vực dịch vụ chiếm 37,89%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,89%.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm ước tính giảm 0,61% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng giảm 3,74; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,72%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,38%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 7,83%.
Hiện nay hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh vẫn đang gặp khó khăn khi có 3/4 nhóm ngành công nghiệp cấp 1 có chỉ số giảm so với cùng kỳ, lượng thép tồn kho vẫn ở mức cao (trên 300 ngàn tấn) do thị trường tiêu thụ thiếu ổn định; tổ máy số 1 của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng đến nay vẫn chưa hoạt động trở lại, lượng bia sản xuất vẫn chưa đạt công suất thiết kế đã làm giảm điểm % tăng trưởng chung toàn ngành.
554 DOANH NGHIỆP ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP MỚI
Đối với ngành thương mại - dịch vụ, trong 6 tháng qua Hà Tĩnh với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt hơn 34.238 tỷ đồng, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt hơn 28.542 tỷ đồng, tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành ước đạt hơn 3.567 tỷ đồng, tăng hơn 26%; doanh thu dịch vụ khác ước đạtgần 2.129 tỷ đồng, tăng hơn 20%.
Hiện nay, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh vẫn đang gặp khó khăn khi có 3/4 nhóm ngành công nghiệp cấp 1 có chỉ số giảm so với cùng kỳ, lượng thép tồn kho vẫn ở mức cao (trên 300 ngàn tấn) do thị trường tiêu thụ thiếu ổn định; tổ máy số 1 của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng đến nay vẫn chưa hoạt động trở lại, lượng bia sản xuất vẫn chưa đạt công suất thiết kế đã làm giảm điểm % tăng trưởng chung toàn ngành.
Cán cân xuất, nhập khẩu toàn tỉnh Hà Tĩnh vẫn ở mức nhập siêu 456,6 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 1.333,2 triệu USD, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều có kim ngạch tăng đóng góp vào mức tăng chung 39,07% của xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu thép, phôi thép ước đạt 1.235,49 triệu USD (chiếm 92,67%) tăng 44,31% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu mặt hàng xơ, sợi dệt, thủy sản tiếp tục gặp khó khăn do đơn hàng từ thị trường tiêu thụ sản phẩm giảm.
Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1.789,8 triệu USD, giảm 13,79% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do Formosa giảm nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất (Nhập khẩu từ FHS ước đạt 248,30 triệu USD, giảm 7,65% so với tháng trước và giảm 38,24% tương ứng giảm 153,8 triệu USD so với cùng kỳ năm trước).
Tính đến ngày 15/6/2023, toàn tỉnh này có 554 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với vốn đăng ký gần 2.200 tỷ đồng, giảm 14% số lượng và 57% số vốn so với cùng kỳ năm trước; 223 doanh nghiệp hoạt động trở lại, giảm 9%; 101 doanh nghiệp giải thể, tăng 51%; 379 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 23%; doanh nghiệp kê khai phát sinh thuế đạt dưới 40%.
Song song với số lượng doanh nghiệp thành lập mới, 6 tháng đầu năm 2023 toàn tỉnh có 223 doanh nghiệp hoạt động trở lại, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước, 101 doanh nghiệp giải thể, tăng 51%; 379 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.
Tác giả: Nguyễn Thuấn
Nguồn tin: vneconomy.vn