Tin Hà Tĩnh

Hà Tĩnh: Thành lập Ban quản lý Rừng phòng hộ Hương Khê là phù hợp với thực tế

Theo QĐ số 3583 của UBND tỉnh Hà Tĩnh: Ngày 01/01/2019 Ban quản lý Rừng phòng hộ (RPH) Hương Khê trên cơ sở sáp nhập Ban quản lý RPH Ngàn Sâu và Ban quản lý RPH Sông Tiêm chính thức đi vào hoạt động.

Quần thể rừng tự nhiên tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê

Quần thể rừng tự nhiên tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê

Theo ghi nhận của PV báo Dân sinh, huyện Hương Khê là địa phương có diện tích rừng phòng hộ, trong đó gồm cả rừng tự nhiên và rừng sản xuất vào diện lớn và phong phú nhất tại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất rừng; khai thác rừng và những tác động khác của ảnh hưởng của biến đổi khí hậu… đã gây ra không ít hệ lụy trong công tác bảo vệ phát triển kinh tế rừng.

Để thực hiện tốt công tác bảo vệu rừng, không ngững nâng cao độ che phủ; ổn định đời sống của hàng ngàn hộ dân vùng đệm và vùng lõi cùng với việc phát triển kinh tế xã hội bền vững tại địa phương...UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 3583 trên, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01.2019.

Ông Nguyễn Kim Hùng- Trưởng ban Quản lí RPH Ngàn Sâu cũ cho biết: Sau khi nhận được văn bản sáp nhập tập thể lãnh đạo cũng như anh em dưới đơn vị của Ban đều hết sức vui vẻ ủng hộ vì rất phù hợp với tình hính thực tế hiện nay.

Rừng sản xuất thuộc BQL RPH Ngàn Sâu cũ

Rừng sản xuất thuộc BQL RPH Ngàn Sâu cũ

Đó cũng được coi là một hướng đi đúng phù hợp với điều kiện thực tế theo đề án của Sở NN-PT&NT Hà Tĩnh trước đó nhằm tăng cường sự thống nhất, tập trung trong quá trình quản lý, chỉ đạo và điều hành của Giám đốc Sở, giảm đầu mối, đảm bảo bộ máy đồng bộ, thông suốt trong thực hiện nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, góp phần thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững; phù hợp quy mô mỗi huyện chỉ có 01 ban quản lý RPH; đáp ứng mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tại Kế hoạch số 178/KH-UBND, ngày 4/6/2018 của UBND Tỉnh Hà Tĩnh đề ra.

Ban quản lý RPH Hương Khê là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, được cấp kinh phí từ ngân sách và các nguồn thu hợp pháp khác; hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Ban chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh.

Việc sáp nhập 2 đơn vị được thống nhất đặt Trụ sở làm việc mới tại trụ sở của Ban tại Ban Quản lí RPH Ngàn Sâu cũ, tại thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), và dùng trụ sở làm việc của Ban Quản lý RPH sông Tiêm cũ làm Khu thực nghiệm cây giống bản địa, vườm ươm cây giống và các hoạt động dịch vụ sản xuất, đồng thời là cơ sở điều hành của Ban.

Rừng nghèo tại xã Phú Gia huyện Hương Khê do BQL RPH Sông Tiêm cũ giao cho dân

Sau khi sáp nhập 2 đơn vị tổng diện tích rừng được giao đạt 31.276,5 ha, trong đó gồm cả rừng phòng hộ và rừng sản xuất trải rộng trên địa bàn 12 xã thuộc huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của lập Ban quản lý RPH Hương Khê sẽ thực hiện các nội dung:

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 05 năm và hàng năm; các chương trình, dự án, phương án, công trình thuộc lĩnh vực quản lý của Ban trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng theo quy hoạch, kế hoạch, dự án, phương án đã được phê duyệt;

Tiếp nhận vốn đầu tư của nhà nước, của các chương trình, dự án và quản lý, sử dụng, thanh quyết toán theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện kế hoạch giao khoán cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân về bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ;

Rừng được BQL RPH Ngàn Sâu cũ giao cho dân bảo vệ

Tổ chức sản xuất, kinh doanh trên đất rừng sản xuất xen kẽ trong khu rừng phòng hộ theo quy chế quản lý rừng sản xuất và kết hợp kinh doanh từ các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, khai thác lợi dụng sản phẩm từ rừng tự nhiên, rừng trồng và các nông lâm sản khác;

Tổ chức giao khoán hoặc trực tiếp sản xuất cây giống phục vụ trồng rừng và dịch vụ cung ứng cây con, cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế trên địa bàn để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của nhà nước;

Tổ chức lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách theo quy định hiện hành của Nhà nước; Tuyên truyền, giáo dục nhân dân trên địa bàn tham gia bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ... Đây quả là một tín hiệu tốt lành đầu năm 2019 cho hàng ngàn hộ dân sống trong vùng đệm và vùng lõi tại huyện miền núi Hương Khê, để bà con tham gia vào công tác bảo vệ rừng và phát triển kinh tế hộ gia đình ngày một hiệu quả hơn.

Tác giả: NGUYỄN NGỌC VƯỢNG

Nguồn tin: Báo Dân sinh

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP